Thương hiệu độc quyền không chi nhánh. Hotline 24/7: 0977 153 639
google.comtiwtter.comyoutube.comfacebook.com

Thu gom vận chuyển xử lý chất thải nguy hại là công việc cần thiết bắt buộc phải làm của các tổ chức xả thải ra môi trường. Tuy nhiên trong quá trình vận chuyển, thu gom, xử lý sẽ có những điều kiện, những quy định cụ thể để đảm bảo sự an toàn cho môi trường. Vậy những điều kiện hay quy định đó là gì? Cùng Gia Huỳnh tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ về điều này nhé!

Điều Kiện Để Thu Gom Vận Chuyển Xử Lý Chất Thải Nguy Hại

Thu gom, xử lý chất thải nguy hại

Điều Kiện Chung

Điều kiện để tổ chức, cá nhân thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại khi có giấy phép xử lý chất thải nguy hại. Khi đó, giấy phép xử lý chất thải nguy hại sẽ thể hiện nội dung phương tiện vận chuyển là cụ thể phương tiện nào, thiết bị thu gom nào, vận chuyển chất thải nguy hại như thế nào để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.

Lưu ý: 

  • Việc sử dụng các phương tiện vận chuyển đặc biệt như container, phương tiện đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển hoặc các phương tiện vận chuyển không được ghi trong giấy phép xử lý chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định của Bộ Tài Nguyên Môi trường và được sự chấp thuận của Bộ Tài nguyên Môi trường.
  • Vận chuyển chất thải nguy hại phải theo lộ trình tối ưu về tuyến đường, quãng đường, thời gian, bảo đảm an toàn giao thông và phòng ngừa, ứng phó sự cố, phù hợp với quy định của cơ quan có thẩm quyền về phân luồng giao thông.

Điều Kiện Cấp Giấy Phép Xử Lý Môi Trường

Thứ nhất, điều kiện cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại:

  • Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên Môi trường phê duyệt.
  • Địa điểm của cơ sở xử lý chất thải nguy hại (trừ trường hợp cơ sở sản xuất có hoạt động đồng xử lý chất thải nguy hại) thuộc các quy hoạch có nội dung về quản lý, xử lý chất thải do cơ quan có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên phê duyệt theo quy định của pháp luật. 
  • Các hệ thống, thiết bị xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng), bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển, phương tiện vận chuyển (nếu có) phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.
  • Có các công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.
  • Có quy trình vận hành an toàn các phương tiện, hệ thống, thiết bị thu gom, vận chuyển (nếu có) và xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng) chất thải nguy hại.
  • Có phương án bảo vệ môi trường trong đó kèm theo các nội dung về: kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường; kế hoạch an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố; kế hoạch đào tạo, tập huấn định kỳ; chương trình quan trắc môi trường, giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại.
  • Có kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và phục hồi môi trường khi chấm dứt hoạt động.

Lưu ý: Các trường hợp sau đây không được coi là cơ sở xử lý chất thải nguy hại và không thuộc đối tượng cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại:

a. Chủ nguồn thải tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, đồng xử lý, xử lý hoặc thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại phát sinh nội bộ trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải nguy hại.

b. Tổ chức, cá nhân nghiên cứu và phát triển công nghệ xử lý chất thải nguy hại trong môi trường thí nghiệm.

c. Cơ sở y tế có công trình xử lý chất thải y tế nguy hại đặt trong khuôn viên để thực hiện việc tự xử lý và thu gom, xử lý chất thải y tế nguy hại cho các cơ sở y tế lân cận (mô hình cụm).

Thứ hai, thẩm quyền cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại:

Bộ tài nguyên và Môi trường là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại trên phạm vi toàn quốc.

Thứ ba, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại bao gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 (A.1) ban hành kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ban hành ngày 30 tháng 6 năm 2015 về quản lý chất thải nguy hại. 
  • 01 bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường (sau đây viết tắt là báo cáo ĐTM) được Bộ Tài nguyên Môi trường phê duyệt đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải hoặc các hồ sơ, giấy tờ thay thế quy định tại Phụ lục 5 (B.1) ban hành kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ban hành ngày 30 tháng 6 năm 2015 về quản lý chất thải nguy hại.
  • 01 bản sao văn bản về quy định có nội dung quản lý, xử lý chất thải do cơ quan có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên phê duyệt.
  • Các giấy tờ pháp lý đối với trạm trung chuyển chất thải nguy hại (nếu có) quy định tại Phục lục (B.1) ban hành kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ban hành ngày 30 tháng 06 năm 2015 về quản lý chất thải nguy hại.
  • Các mô tả, hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 (B.1) ban hành kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ban hành ngày 30 tháng 06 năm 2015 về quản lý chất thải nguy hại.
  • Kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 (C) ban hành kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ban hành ngày 30 tháng 06 năm 2015 về quản lý chất thải nguy hại. Kế hoạch vận hành thử nghiệm được đóng quyển riêng với hồ sơ đăng ký.

Thứ tư, số lượng hồ sơ cần nộp:

Cần nộp 02 bộ hồ sơ.

Thực Hiện Đánh Giá Tác Động Môi Trường

Kết quả thực hiện đánh giá tác động môi trường thể hiện dưới hình thức báo cáo đánh giá tác động môi trường. Gồm:

  • Chủ thể thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường: chủ dự án trực tiếp thực hiện hoặc thuê tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá tác động môi trường.
  • Thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường: Bộ Tài nguyên Môi trường hoặc Bộ, cơ quan ngang Bộ hoặc Bộ Quốc phòng, Bộ công an hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường tùy thuộc vào sự phân cấp thẩm quyền đối với từng dự án khác nhau.
  • Nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:

       + Xuất xứ của dự án, chủ dự án, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án, phương pháp đánh giá tác động môi trường.

       + Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và các hoạt động của dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.

       + Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội nơi thực hiện dự án, vùng lân cận và thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án.

       + Đánh giá, dự báo các nguồn thải và tác động của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.

       + Đánh giá, dự báo, xác định biện pháp quản lý rủi ro của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.

       + Biện pháp xử lý chất thải.

       + Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.

       + Kết quả tham vấn.

       + Chương trình quản lý và giám sát môi trường.

       + Dự toán kinh phí xây dựng công trình bảo vệ môi trường và thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường.

       + Phương án tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.

Quy Trình Để Thu Gom Và Vận Chuyển Chất Thải Nguy Hại

Thu gom rác thải nguy hại về địa điểm xử lý

Quy Trình Thu Gom Chất Thải

Sau khi khách hàng (Chủ nguồn thải) liên hệ yêu cầu thu gom, vận chuyển chất thải, nhân viên và phương tiện vận chuyển của Gia Huỳnh sẽ đến địa điểm của chủ nguồn thải để nhận chất thải. Tại đây, nhân viên sẽ kiểm tra hiện trạng đóng gói, dán nhãn và lưu chứa chất thải theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.

Tùy theo thành phần, tính chất và đặc tính mà chất thải được lưu chứa trong các thiết bị khác nhau để việc vận chuyển được an toàn và tránh tình trạng rơi vãi, rò rỉ chất thải:

  • Các loại chất thải rắn (như giẻ lau, bao tay dính dầu nhớt, hóa chất, dung môi, bao bì dính hóa chất các loại, chất thải dạng bột, rìa bo, bo mạch điện tử thải,...) sẽ được chứa trong bao PE, bao vải hoặc thùng chứa.
  • Các loại dầu nhớt, dung môi, hóa chất sẽ được chứa trong thùng chứa bằng nhựa hoặc sắt.
  • Các loại nước thải, bùn thải lỏng được chứa trong bể chứa và vận chuyển bằng xe bồn.

Sau khi kiểm tra xác định chất thải đã được phân loại và lưu chứa đúng quy định, hai bên tiến hành cân đo xác định số lượng và bốc dỡ lên xe vận chuyển. Đồng thời chủ nguồn thải lập chứng từ chất thải nguy hại theo mẫu quy định của bộ Tài nguyên Môi trường. Khi việc bốc dỡ chất thải hoàn tất, nhân viên phụ trách giao nhận kiểm tra lại để bảo đảm việc sắp xếp chất thải trên phương tiện đúng quy định về an toàn trước khi cho xe vận chuyển chất thải về nhà máy của Gia Huỳnh theo đúng lộ trình quy định.

Đội ngũ công nhân viên đi nhận chất thải thường xuyên được đào tạo, huấn luyện các biện pháp ứng cứu sự cố. Ngoài ra, công ty cũng thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì phương tiện vận chuyển và trang thiết bị, đồ bảo hộ,... để luôn luôn đảm bảo công tác thu gom, vận chuyển được an toàn.

Chất thải sau khi được vận chuyển về nhà máy được kiểm tra, bốc dỡ xuống phương tiện vận chuyển theo quy trình lưu giữ chất thải như sau.

Quy Trình Lưu Chứa Chất Thải

Xe vận chuyển chất thải khi về đến nhà máy được kiểm tra để đảm bảo suốt quá trình vận chuyện không xảy ra tình trạng xáo trộn giữa các loại chất thải.

Nếu chất thải không bị xáo trộn, rổ phân loại sẽ đối chiếu với chứng từ quản lý chất thải nguy hại để xác định loại chất thải và bốc dỡ xuống phương tiện. Nếu chất thải đã bị xáo trộn, tổ phân loại tiến hành phân loại sơ bộ dựa theo chứng từ quản lý chất thải nguy hại ngay khi bốc dỡ chất thải xuống xe và giao tổ kho cân đo xác định số lượng.

Sau khi có số liệu sơ bộ, tổ phân loại tiến hành phân loại chi tiết và đóng gói chất thải theo quy cách của Gia Huỳnh để thuận tiện cho việc xử lý. Chất thải được phân loại theo nhóm tương ứng với phương án xử lý của từng loại chất thải: nhóm xử lý đốt, xử lý hóa rắn, xử lý tái chế,...

Sau khi đã phân loại, chất thải sẽ được nhập và lưu kho theo đúng khu vực đã được quy định để chờ được xuất kho xử lý theo đúng phương án xử lý đã đưa ra.

Xử Lý, Tiêu Hủy Chất Thải

Thu gom, xử lý chất thải nguy hại

Xử Lý Bằng Phương Pháp Đốt

Mô tả công nghệ

Các loại chất thải cần đốt sẽ được đưa vào lò đốt theo ng mẻ, nhiên liệu sử dụng để đốt là dầu DO. Tại lò đốt sơ cấp nhiên liệu sẽ được phun vào lò đốt qua béc đốt để đốt cháy các chất thải và luôn duy trì nhiệt độ trong lò đốt ở nhiệt độ (550 - 650 độ C).

Khí sinh ra sau khi đốt từ lò đốt sơ cấp sẽ được dẫn qua lò đốt thứ cấp nhằm đốt cháy các thành phần còn lại trong khí thải ở nhiệt độ cao hơn (khoảng 1000 - 1200 độ C). Tương tự như lò đốt sơ cấp, trong lò thứ cấp nhiên liệu dầu DO cũng được phun nhằm duy trì nhiệt độ trong lò đốt. Khí sinh ra từ lò đốt chất thải sẽ được dẫn qua thiết bị trao đổi nhiệt nhằm giảm nhiệt độ xuống dưới 300 độ C để tránh sự hình thành các độc chất Dioxin/ Furan.

Dòng khí sau khi hạ nhiệt độ sẽ được dẫn qua thiết bị hấp thụ, bên trong có các lớp đệm vòng sứ. Nhờ quá trình tiếp xúc giữa pha khí và pha lỏng (dung dịch NaOH) các thành phần khí acid như: HCl, HF, COx, SOx, NOx, bụi,... sẽ được loại bỏ ra khỏi khí thải trước khi xả thải ra môi trường qua ống khói cao 20m. Phần dung dịch hấp thụ được tuần hoàn lại và được bổ sung NaOH thường xuyên nhằm đảm bảo đúng nồng độ cho quá trình xử lý.

Theo định kỳ phần dung dịch sẽ được xả thải vào hệ thống xử lý nước thải và thay thế bằng dung dịch mới. Nhiệt lượng sinh ra từ quá trình xử lý được tận dụng để sấy khô các loại chất thải và bùn thải nhằm hạn chế việc phát thải nhiệt ra ngoài môi trường và tiết kiệm nhiên liệu cho quá trình xử lý.

Cặn tro sinh ra từ quá trình đốt sẽ được tiến hàng hóa rắn trước khi chôn lấp an toàn.

Xử Lý Bằng Phương Pháp Ổn Định Hóa Rắn

Mô tả công nghệ

Chất thải cần hóa rắn được nghiền tới kích thước thích hợp, sau đó được đưa vào máy trộn theo từng mẻ. Các chất phụ gia như xi măng, cát và polymer được bổ sung vào để thực hiện quá trình hòa trộn khô, sau đó tiếp tục đổ bổ sung nước vào để thực hiện quá trình hòa trộn ướt. Quá trình khuấy trộn diễn ra làm cho các thành phần trong hỗn hợp hòa trộn đều tạo thành hỗn hợp đồng nhất. Sau thời gian hòa trộn cần thiết, hỗn hợp được cho vào các khuôn lập phương. Sau 28 ngày bảo dưỡng khối rắn, quá trình đóng rắn diễn ra làm cho các thành phần ô nhiễm hoàn toàn bị cô lập.

Khối rắn sẽ được kiểm tra cường độ chịu nén, khả năng rò rỉ và lưu giữ cẩn thận tại kho, sau đó vận chuyển đến bãi chôn lấp an toàn.

Xử Lý Nước Thải

Mô tả công nghệ

Các loại nước thải được phân loại và chứa trong các thiết bị chứa riêng cho từng loại. Đây là công đoạn đơn giản nhưng giúp cho việc xử lý ở các công đoạn phía sau được thuận lợi, tiết kiệm được chi phí và tối ưu hóa công nghệ xử lý, bao gồm các loại sau:

  • Nước thải chứa chất hữu cơ khó phân hủy sinh học.
  • Nước thải chứa hàm lượng kim loại nặng cao.
  • Nước thải nhiễm dầu.

Hệ thống xử lý nước thải tại nhà máy vận hành theo dạng mẻ, tại mỗi mẻ xử lý nước thải sẽ được luân phiên dẫn vào bể điều hòa nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ nước thải trước khi qua các giai đoạn xử lý tiếp theo.

Riêng đối với nước thải nhiễm dầu được thực hiện công đoạn tách dầu bằng quá trình tuyển nổi áp lực trước khi dẫn qua bể điều hòa. Nước thải được xử lý tại hệ thống xử lý nước thải được thực hiện theo các phương án đề cập sau đây:

  • Xử lý cơ học: lắng, lọc, tách pha và tuyển nổi.
  • Xử lý hóa lý: keo tụ.
  • Xử lý hóa học: oxi hóa bậc cao.
  • Xử lý sinh học: kỵ khí (UASB), hiếu khí và thiếu khí xử lý nitơ theo dạng mẻ với bùn hoạt tính hiếu khí lơ lửng.

Xử Lý Bóng Đèn Huỳnh Quang

Mô tả công nghệ

Quá trình xử lý bóng đèn huỳnh quang thải được thực hiện trong thiết bị xử lý gồm có 3 giai đoạn: cắt bóng, chưng cất và phân loại, thu hồi.

Đầu tiên bóng đèn được cho vào thiết bị cắt bóng nhằm phá vỡ lớp vỏ thủy tinh của đèn để giải phóng các chất có trong đèn gồm bột huỳnh quang, Hg và các khí trơ, trong quá trình cắt hơi thủy ngân phát sinh được dẫn vào hệ thống hấp thụ bằng than hoạt tính.

Hỗn hợp thủy tinh, đèn dầu, dây tóc và bột huỳnh quang được đưa qua thiết bị chưng cất ở nhiệt độ 375 độ C nhằm bay hơi hoàn toàn lượng Hg được hấp thu trong hỗn hợp. Toàn bộ Hg bay hơi tiếp tục dẫn qua thiết bị ngưng tụ thu hồi lại Hg.

Phần hỗn hợp sạch không chứa Hg được dẫn qua sàn phân loại để phân loại riêng biệt bốn thành phần: thủy tinh, nhôm, đồng và bột huỳnh quang. Nhôm, đồng và sắt được thu hồi và tái chế, riêng phần thủy tinh và bột huỳnh quang được tiếp tục mang đi hóa rắn và chôn lấp an toàn.

Xử Lý Tái Chế

Đối với các chất thải có khả năng tái chế, Gia Huỳnh sẽ không ngừng nghiên cứu để đưa ra phương án xử lý tái chế hiệu quả nhất góp phần giảm thiểu tác động của chất thải đến môi trường và mang lại nguồn thu cho công ty.

>>>Tham khảo thêm:

Trên đây là một số thông tin về thu gom vận chuyển xử lý chất thải nguy hại. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp quý khách hiểu hơn về dịch vụ cũng như cách xử lý phù hợp cho các loại chất thải của đơn vị mình. Và nếu quý khách còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ đến Gia Huỳnh theo Hotline  0977 153 639 hoặc Fanpage Gia Huỳnh Company để được tư vấn và hỗ trợ.

Đối tác

Đối tác gia huỳnh

Copyrights © 2020 MÔI TRƯỜNG GIA HUỲNH. All rights reserved.

Design by e-marketing.vn

Hotline: 0977 153 639
Chỉ đường Zalo Zalo: 0977 153 639 SMS: 0977 153 639

ĐIỀU KIỆN ĐỂ THU GOM VẬN CHUYỂN XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI ĐÚNG PHÁP LUẬT

Điều Kiện Để Thu Gom Vận Chuyển Xử Lý Chất Thải Nguy Hại, Thực Hiện Đánh Giá Tác Động Môi Trường, Quy Trình Để Thu Gom Và Vận Chuyển Chất Thải Nguy Hại, Xử Lý, Tiêu Hủy Chất Thải

Điều Kiện Chung, Điều Kiện Cấp Giấy Phép Xử Lý Môi Trường, Quy Trình Thu Gom Chất Thải, Quy Trình Lưu Chứa Chất Thải, Xử Lý Bằng Phương Pháp Đốt, Xử Lý Bằng Phương Pháp Ổn Định Hóa Rắn, Xử Lý Nước Thả