Thương hiệu độc quyền không chi nhánh. Hotline 24/7: 0977 153 639
google.comtiwtter.comyoutube.comfacebook.com

QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Vận hành hệ thống xử lý nước thải là công việc được thực hiện sau khi hệ thống đã được xây dựng hoàn chỉnh. Lúc này là thời điểm quyết định chất lượng nước đầu ra. Trong đó người trực tiếp vận hành giữ vai trò vô cùng quan trọng.

  1. Quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải hiệu quả

Dưới đây là 6 bước cơ bản trong quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải, mời bạn đọc tìm hiểu.

  • Bước 1: Kiểm tra toàn bộ hệ thống
  • Kiểm tra hệ thống điện: Mở công tắc nguồn trên tủ điện, kiểm tra các chỉ số trên Ampe kế và Vol kế. Sau đó mở các công tắc điều khiển các động cơ đồng thời kiểm tra chỉ số trên Ampe kế.
  • Kiểm tra hệ thống hóa chất: Quan sát lượng hóa chất chứa trong thùng chứa hóa chất có đủ để vận hành trong thời gian dự kiến hay không. Nếu lượng hóa chất không đủ, nhân viên vận hành phải pha trộn hóa chất trước khi cho hệ thống hoạt động.
  • Kiểm tra mực nước: Trong các bể xử lý để xác định các điện cực mực nước có hoạt động hay không.
  • Kiểm tra nhớt: Trong máy thổi khí có đủ hay không, kiểm tra dây coroa có còn hoạt động không.
  • Kiểm tra buồng bơm nước thải: Có bị nghẹt rác hay không.

 

  •  Bước 2: Khởi động toàn bộ hệ thống

        Sau khi đã kiểm tra toàn bộ hệ thống và không nhận thấy có gì bất thường thì nhân viên có thể cho hệ thống hoạt động.

  1. Lưu ý: Nếu phát hiện hệ thống có điềm bất thường, nhân viên phải tìm cách khắc phục hoặc báo cho người có trách nhiệm tìm biện pháp khắc phục.

  • Bước 3: Pha hóa chất

Trước khi tiến hành pha hóa chất, nhân viên vận hành phải mang khẩu trang, bao tay cao su và kính bảo vệ mắt. Cẩn thân khi pha hóa chất, phải chú ý đến an toàn kỹ thuật lao động, khi bị dính hóa chất phải rửa kỹ ngay dưới vòi nước chảy mạnh và thay quần áo ngay.

 

  • Bước 4: Kiểm tra các thông số trong các bể
  • Bể sinh học thiếu khí
  • PH: Khống chế trong khoảng 7,0 – 8,0
  • SV30: Nồng độ bùn duy trì mức 30%
  • Màu: Thường có màu vàng nhạt.
  • Bể sinh học hiếu khí
  • PH: Khống chế trong khoảng 7,0 – 8,0.
  • SV30: Nồng độ bùn duy trì mức 30%
  • Lấy mẫu: 2 lần/ngày vào lúc 7g30 và 16g30, kiểm tra nồng độ bùn bằng cách dùng ống đong lấy mẫu nước trong bể sau đó để lắng trong 30 phút.
  • Màu: Thường có màu vàng nhạt.
  • Bể lắng
  • Màu: Nước trong, không có màu.
  • Bùn: Không có hiện tượng bùn nổi.
  • Bể keo tụ
  • Khả năng keo tụ: Nước thải và hóa chất dễ phản ứng với nhau tạo boog bùn có khả năng tốt nhất.
  • Độ lớn bông bùn: Bông bùn phải lớn, có khả năng lắng cao.
  • Màu: Nước trong, không có màu.
  • Bể tạo bông:
  • Độ lớn bông bùn: Bông bùn phải lớn, có khả năng lắng cao.
  • Màu: Nước trong, không có màu.
  • Bể khử trùng
  • COD: tiêu chuẩn cho phép (mg/l), Nito tổng tiêu chuẩn cho phép (mg/l), Photpho tổng: tiêu chuẩn cho phép (mg/l).
  • Màu: Nước trong, không có màu.
  • Bước 5: Kiểm tra chất lượng nước

Tùy vào chất lượng nước đầu ra quy định tại nơi vận hành theo tiêu chuẩn cột A hay B mà bộ phận kỹ thuật sẽ kiểm định chất lượng nước định kỳ.

  • Nếu nước thải đã đạt chuẩn thì lên kế hoạch duy trì vận hành.
  • Trường hợp nếu nước thải chưa đạt chuẩn thì lên phương án vận hành thay thế.
  • Bước 6: Ghi chép vào nhật ký và báo cáo

Ngoài việc ghi chếp nhật ký các số liệu. Nhiệm vụ của đơn vị dịch vụ vận hành xử lý nước thải còn phải:

  • Báo cáo tình trạng của hệ thống định kỳ.
  • Đón tiếp các đoàn kiểm tra Hệ thống xử lý nước thải.

  1.  Các vấn đề thường gặp khi vận hành hệ thống xử lý nước thải

Sau đây là các vấn đề thường gặp khi vận hành hệ thống xử lý nước thải. Chúng tôi sẽ phân tích cụ thể các biểu hiện, nguyên nhân, kiểm tra và hướng khắc phục. Hy vọng tài liệu này sẽ hữu ích cho Quý khách hàng.

  1.  Bể sinh học

BIỂU HIỆN

NGUYÊN NHÂN

KIỂM TRA

CÁCH KHẮC PHỤC

  1. Lớp bọt trắng dày

MLSS quá thấp

Kiểm tra MLSS

Giảm lượng bùn thải, tăng bùn hoàn lưu

Có mặt của chất hoạt động bề mặt không phân hủy sinh học

Kiểm tra MLSS và chất hoạt động bề mặt

Xử lý dòng thải chứa chất hoạt động về mặt trước khi vào hệ thống

  1. Lớp bọt nâu đậm khó phá vỡ

F/M quá thấp.

Nếu tỉ số F/M nhỏ hơn so với F/M thông thường

Tăng lượng bùn thải, giảm lượng bùn hoàn lưu, thường xuyên kiểm soát lượng bùn.

  1. Bùn trong bể có xu hướng trở nên đen

Sục khí không đủ

Kiểm tra DO trong bể Aerotank

Kiểm tra thiết bị sục khí

Tăng thời gian và sự khuấy trộn trong bể Aerotank.

  1. Nước thải sau xử lý bị đục

Bể Aerotank bị khuấy trộn quá mạnh

Kiểm tra DO

Giảm sự khuấy trộn và sục khí trong bể Aerotank

Nước thải đầu vào có chứa các chất độc hại

Kiểm tra bùn bằng kính hiển vi đối với vi sinh vật Protozoa

Phân lập lại vi sinh vật nếu có thể.

Dừng thải bùn; hồi lưu lại toàn bộ bùn trong bể lắng để thiết lập lại quần thể vi sinh

 

 

  1.  Bể lắng 2

BIỂU HIỆN

NGUYÊN NHÂN

KIỂM TRA

CÁCH KHẮC PHỤC

a. Bùn nổi trên

mặt bể lắng.

Quá trình đề nitrat hóa còn xảy ra, các

bóng khí nitơ xâm nhập vào hạt bùn và

kéo theo bùn nổi lên trên bề mặt nước.

- Kiểm tra nồng

độ nitrat ở đầu

 

vào bể lắng.

- Kiểm tra DO

trong bể sinh

học hiếu khí.

 

 

- Tăng tốc độ bơm

bùn dư.

- Giảm DO trong bể

sh hiếu khí.

- Tăng F/M trong

bể sh hiếu khí.

b. Nước đục.

Bùn già

Kiểm tra bùn.

Tăng lượng bùn

thải giảm bùn

hoàn lưu.

Tình trạng thiếu khí trong bể sinh học hiếu

khí.

Kiểm tra DO

trong vùng hiếu

khí.

- Kiểm tra thiết bị

sục khí.

- Giảm sự khuấy

trộn trong bể

Aerotank.

c. Đám bùn lớn chỉ nổi lên một phần bể lắng.

Thiết bị cào bùn hoặc bơm bùn hư hỏng

- Kiểm tra cánh

gạt bùn.

- Kiểm tra bơm

bùn ống dẫn

bùn.

Sửa chữa hoặc

thay thế.

 

  1. Bể keo tụ tạo bông

BIỂU HIỆN

NGUYÊN NHÂN

KIỂM TRA

CÁCH KHẮC PHỤC

Các bông cặn không

hình thành hoặc

bông cặn nhỏ khó

lắng.

Lượng hóa chất

cung cấp chưa

hợp lý.

- Kiểm tra lưu lượng và nồng độ của hóa chất thực tế và trong phòng thí nghiệm.

- Cung cấp hóa chất theo kết quả thí nghiệm.

- Khi pha hóa chất cần tuân thủ những yêu cầu về liều lượng, nồng độ của hóa chất.

Kiểm tra khả năng hoạt

động của bơm định lượng.

- Thường xuyên theo dõi hoạt động của bơm định lượng, điều

chỉnh lưu lượng bơm thích hợp.

 

  1.  Bể lắng hóa lý

BIỂU HIỆN

NGUYÊN NHÂN

KIỂM TRA

CÁCH KHẮC PHỤC

Bùn nổi trên bề mặt lắng

Các bông bùn quá nhỏ không thể lắng

Kiểm tra lại các phản ứng xảy ra trong bể phản ứng

Điều chỉnh lượng nồng độ hóa chất và lưu lượng hóa chất, thực hiện các thí nghiệm phản ứng Jartet để tìm ra nồng độ và lưu lượng hóa chất tối ưu

 

  1. Bể khử trùng

BIỂU HIỆN

NGUYÊN NHÂN

KIỂM TRA

CÁCH KHẮC PHỤC

Nước đục

Hệ thống bị quá tải

Khả năng xử lý của các công trình trước chưa hiệu quả

- Kiểm tra lại lưu lượng đầu vào

- Khả năng xử lý của các công trình trước chưa hiểu quả

Đánh giá lại hiệu quả xử lý của từng hạng mục. Theo dõi và điều chỉnh các thông số vận hành hợp lý như đã đề xuất phía trên

Gia Huỳnh - Đơn Vị Vận Hành Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Uy Tín Tại Phú Yên

Gia Huỳnh - Đơn vị vận hành hệ thống xử lý nước thải uy tín tại Phú Yên

Với sự ra đời của hàng loạt đơn vị vận hành hệ thống xử lý nước thải hiện nay quý khách hành cần lưu ý và tìm hiểu kỹ về độ uy tín, hồ sơ kinh nghiệm của các công ty trước khi chọn sử dụng dịch vụ.

Là một công ty chuyên xử lý nước thải tại Phú Yên cũng như các khu vực trên cả nước trong nhiều năm qua, công ty Môi trường Gia Huỳnh chính là nơi mà bạn có thể yên tâm sử dụng bởi chúng tôi đã thực hiện tư vấn, thiết kế, thi công và vận hành hệ thống xử lý nước thải cho nhiều đơn vị trên cả nước. Đội ngũ Gia Huỳnh đã được đào tạo chuyên môn trong việc xử lý các vấn đề xử lý nước thải. Mỗi một dự án mà Gia Huỳnh làm luôn cam kết chất lượng nước đầu ra theo tiêu chuẩn.

 

Đối tác

Đối tác gia huỳnh

Copyrights © 2020 MÔI TRƯỜNG GIA HUỲNH. All rights reserved.

Design by e-marketing.vn

Hotline: 0977 153 639
Chỉ đường Zalo Zalo: 0977 153 639 SMS: 0977 153 639