Thương hiệu độc quyền không chi nhánh. Hotline 24/7: 0977 153 639
google.comtiwtter.comyoutube.comfacebook.com

NUÔI CẤY VI SINH TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Nuôi cấy vi sinh trong xử lý nước thải là công đoạn quan trọng nhất. Khả năng phát triển của vi sinh vật là yếu tố quyết định tới hiệu quả xử lý nước thải. Quy trình nuôi cấy vi sinh phú yên như sau: 

I. MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG MEN VI SINH micro-belif

– Cho trực tiếp vi sinh (men vi sinh Micro-belif) vào hệ thống hoặc pha loãng vào nước sạch trước khi cho vào hệ thống.
– pH = 6 – 8, hoạt động tốt nhất ở pH trung tính.
– Trong thời gian nuôi cấy ban đầu hay cải tạo lại hệ thống, bể phải được khởi động trong tải trọng thấp hoặc nồng độ COD khoảng 2kg/m3
– Chất dinh dưỡng đảm bảo tỷ lệ BOD:N:P = 100:5:1

–   Dùng từ 5 – 10% bùn hoạt tính cho vào thể tích bể sinh học để làm cơ chất tăng trưởng

II. ĐỐI VỚI HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG MỚI HOÀN TOÀN HOẶC PHẢI NUÔI CẤY LẠI:

Liều lượng vi sinh cần thiết được tính theo công thức:

A=( m x V)/ 1000

Trong đó:

            A: Khối lượng vi sinh nuôi cấy trong 1 ngày (lít/ngày)

m: 50-100ml (liều lượng vi sinhMicro-belif cần thiết dựa vào độ ô nhiễm của chất thải thông thường là 80ml)
V: Thể tích nước thải hiện hữu trong bể sinh học (m3) (hiếu khí hay kỵ khí ).

Các giai đoạn nuôi cấy hệ thống mới:

1. Ngày thứ 1:

 Cho nước thải vào đầy 1/3 bể sinh học có sục khí + 1/3 bể nước sạch (tuần hoàn lại hay nước sạch để giảm tải lượng ô nhiễm). Mục đích của việc pha loãng là làm cho tải lượng COD trong thời gian nuôi cấy nhỏ hơn 2kg/m3. Cho men vi sinh Micro-belifđã tính toán, kết hợp dưỡng chất vi sinh (nếu thiếu) vào bể. Sau đó sục khí liên tục để vi sinh thích nghi và bắt đầu tăng trưởng sinh khối.


2. Ngày thứ 2:

Cho nước lắng khoảng 30 phút đến 2h sau đó cho nước trong ra, cho lượng nước thải mới vào để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho hệ vi sinh. Sục khí và tiếp tục châm thêm 1/2 đến 1/3 liều lượng vi sinh tính toán ban đầu vào, bổ sung hóa chất (dinh dưỡng) tùy thuộc vào chất lượng của bùn sinh học. Ngày thứ 3 tiếp tục làm theo ngày thứ 2. Quan sát chất lượng của hệ bùn vi sinh mà châm thêm hóa chất. Cứ như vậy cho đến ngày thứ 15 


3. Sau khi nuôi cấy đến ngày thứ 10 -15 :

Lúc này cho nước thải trong đã lắng ra ngoài và bơm nước thải mới vào và bắt đầu hệ thống bình thường, lúc này lượng sinh khối đã tăng lên đến mức ổn định để xử lý chất hữu cơ.

–     Giai đoạn bổ sung vi sinh:

Nếu hệ thống đã ổn định chỉ cần cho trực tiếp lượng vi sinh (0,5ppm/ngày dựa vào lượng nước thải /ngày) mỗi ngày hoặc mỗi tuần vào hệ thống tùy vào độ ổn định của hệ thống để vi sinh luôn được ổn định và sử lý tốt .

 

III. ĐỐI VỚI NUÔI CẤY VI SINH DUY TRÌ  HỆ THỐNG BỂ

Dùng vi sinh bổ sung với liều lương từ 0,5 ppm/ngày hoặc theo nồng độ COD, BOD trong nước thải và độ ổn định của hệ thống. Lưu lượng cấy duy trì sẽ được tính vào lưu lượng nước thải/ngày để bổ sung một phần vi sinh trôi ra ngoài và yếu dần đi.

Tính theo công thức sau:

A=( m x Q) / 1000

Trong đó:

A:  Khối lượng vi sinh bổ sung theo ngày, cách ngày hoặc theo tuần tùy vào độ ổn định của hệ thống (kg/ngày)

m:  0,5 ppm

Q:  Lưu lượng nước thải đầu vào (m3/ngày)

Giả sử chọn thể tích bể là 200 m3 với nồng độ COD đầu vào 700 mg/L. Thời gian lưu nước tối thiểu t = 5h.

Lưu lượng nước thải đầu vào: Q=V:t=100:4 = 40 m3/h = 960 m3/ngày.

Khối lượng vi sinh bổ sung theo ngày: A = m × Q = 0.5 × 960 / 1000 = 0.48 kg/ngày.

Nếu các bạn có thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí nhé! Công ty môi trường Gia Huỳnh rất mong hợp tác với các đơn vị trong nuôi cấy vi sinh phú yên
 HOTLINE: 0977 153 639, Email: moitruonggiahuynh@gmail.com

Đối tác

Đối tác gia huỳnh

Copyrights © 2020 MÔI TRƯỜNG GIA HUỲNH. All rights reserved.

Design by e-marketing.vn

Hotline: 0977 153 639
Chỉ đường Zalo Zalo: 0977 153 639 SMS: 0977 153 639