BOD COD LÀ GÌ? MỐI QUAN HỆ GIỮA BOD VÀ COD?
BOD COD là hai từ khóa mà chúng ta vẫn thường xuyên bắt gặp khi bàn về xử lý nước thải. Về cụ thể thì BOD, COD là gì và mối quan hệ của chúng thế nào? Gia Huỳnh sẽ giúp những thắc mắc của bạn được giải đáp thông qua bài viết sau đây.
1.TÌM HIỂU VỀ BOD
BOD là viết tắt của Biochemical oxygen Demand, tức nhu cầu oxy sinh hóa. Đây là một lượng oxy hòa tan để cung cấp cho các vi sinh vật khả năng phá vỡ những vật chất hữu cơ trong nước thải. BOD còn chính là lượng oxy hòa tan để có thể đáp ứng cho quá trình hô hấp của sinh vật.
Quá trình phá vỡ này được diễn ra theo phương trình:
Vi khuẩn kết hợp các Chất hữu cơ + O2 –> CO2 + H2O + các tế bào mới và những sản phẩm trung gian khác.
BOD được sinh ra từ những chất thải của những hoạt động sống chẳng hạn như thực phẩm, hữu cơ. Khi nồng độ BOD nằm ở mức quá cao và không được xử lý sẽ làm ô nhiễm môi trường nước một cách trầm trọng.
Lý do là vì khi BOD quá cao, lượng oxy khuếch tán trong không khí quá nhiều. Lúc này sẽ tạo điều kiện cho các vi sinh vật phân hủy hàng loạt các chất hữu cơ, giảm hiệu quả của quá trình xử lý nước.
Chính vì thế, người ta luôn xem trọng chỉ số BOD và còn xem đây là một yếu tố đánh giá chất lượng nước thải.
Ngoài ra, người ta còn biết đến một chỉ số nữa là BOD5. Đây chính là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật thực hiện oxy hóa sinh học những chất hữu cơ trong giai đoạn 5 ngày đầu ở nhiệt độ 20 độ C, điều kiện buồng tối.
2.TÌM HIỂU VỀ COD
COD (viết tắt của Chemical Oxygen Demand) nghĩa là nhu cầu oxy hóa học. Đây được hiểu là lượng oxy cần thiết trong nước thải để có thể oxy được lượng chất hóa học trong nước. COD là một chỉ số khá quan trọng để có thể đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải.
Khi phân tích mức độ ô nhiễm, hàm lượng COD chính là con số để từ đó biết được lượng chất ô nhiễm có trong nước thải. Khi COD cao, đồng nghĩa với việc nguồn nước có chứa nhiều chất hữu cơ gây ô nhiễm.
3.MỐI QUAN HỆ GIỮA BOD VÀ COD
Có thể thấy, BOD thể hiện lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ dễ phân hủy, trong khi đó COD thể hiện lượng oxy cần thiết để oxy hóa chất hóa học trong nước. Cả hai chỉ số này đều có cùng một chức tăng tương tự nhau, điển hình nhất chính là giúp xác định được nồng nộ hợp chất hữu cơ có trong nước.
COD là lượng Oxy cần để Oxy hoá toàn bộ các chất hóa học trong nước. Trong khi đó thì BOD chính là lượng Oxy đòi hỏi nhằm thực hiện việc oxy hóa một phần các hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ bởi các loại vi sinh vật. Bàn về chức năng, có thể thấy BOD và COD khá tương tự nhau vì chúng 2 đều có thể được dùng để đo lượng hợp chất hữu cơ tồn tại trong nước thải.
Nồng độ BOD được xác định bằng việc phát hiện các quần thể sinh khối trong một khoảng thời gian nhất định. COD thường sử dụng các chất oxy mạnh để có thể phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải ở môi trường axit cực mạnh. Để có thể tính toán được COD mà không bị nhiễu bởi các vật liệu độc hại, người ta trường triển khai kéo dài khoảng 2 đến 3 giờ, trong khi đó với BOD là tận 20 ngày và BOD5 là khoảng từ 5 đến 7 ngày.
Về mối quan hệ giữa BOD và COD thì được thể hiện quá trình xác định song song để có thể ước tính được vật liệu hữu cơ không tham gia phân hủy sinh học trong nước thải. Sau xác định, có thể dựa vào tỉ lệ sau:
- COD có giá trị nằm khoảng từ 1.3 đến 1.5 lần BOD thì các chất hữu cơ có thể phân hủy sinh học.
- COD có giá cao gấp đôi BOD thì đã có một lượng hữu cơ trong nước không bị phân hủy bởi các sinh vật thông thường.
Với những khái niệm về COD và BOD thì có thể thấy COD đã bao hàm luôn cả BOD. Cụ thể, COD là lượng oxy hóa cần thiết để oxy hóa các chất hóa học trong nước và BOD là đề cập về một phần các chất hữu cơ dễ phân hủy, thuộc một phần của COD. Vì thế mà chỉ số COD thường được sử dụng rộng rãi để tính toán lượng hữu cơ trong nước.
4.LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỰA TRÊN MỐI QUAN HỆ GIỮA BOD VÀ COD
Thông qua việc đo lường là tính toán tỉ lệ BOD/COD, chúng ta có thể lựa chọn được các hệ thống xử lý nước thải như sau:
Trong trường hợp BOD/COD ≥0.5: Điều này có nghĩa là hàm lượng chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học đang khá cao, vi sinh vật có nhiều nguồn thức ăn. Chính vì thế mà cần lựa chọn hệ thống xử lý được áp dụng các phương pháp sinh học để nâng cao hiệu quả.
Đối với trường hợp BOD/COD <0.5: Con số này cho thấy hàm lượng chất hữu cơ có thể phân hủy là khá ít. Khi đó, nếu chúng ta áp dụng ngay phương pháp sinh học để xử lý nước thải thì sẽ không đạt được hiệu quả. Vì thế, người ta sẽ áp dụng phương pháp xử lý bằng hóa lý trong trường hợp này. Về cụ thể mà các phương pháp thường được xử lý là keo tụ, tạo bông nhằm tăng tỉ lệ BOD/COD trước tiên, sau đó bắt đầu áp dụng phương pháp sinh học để xử lý triệt để.
- CÓ BẮT BUỘC PHẢI VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI KHÔNG? THỜI GIAN VẬN HÀNH LÀ BAO LÂU (30.07.2023)
- 4 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN NAY (27.07.2023)
- CHẤT THẢI RẮN NGUY HẠI GỒM CÓ GÌ? CÁCH XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN NGUY HẠI PHỔ BIẾN HIỆN NAY (21.07.2023)
- HỒ SƠ XIN GIẤY PHÉP CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY (19.07.2023)
- CẬP NHẬT CÁC LOẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY (18.07.2023)
- CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ BÙN THẢI NGUY HẠI SAU KHI XỬ LÝ NƯỚC THẢI (17.07.2023)
- HƯỚNG DẪN TẠO NHẬT KÝ VÀ BÁO CÁO VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI (06.07.2023)
- 5 DẠNG SỰ CỐ KHI VẬN HÀNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC (04.07.2023)
- QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI PHỔ BIẾN HIỆN NAY (20.06.2023)
- GIA HUỲNH - CÔNG TY ĐI ĐẦU VỀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HÓA MÔI TRƯỜNG VÀ NGHIÊN CỨU THỰC TẾ VÀO CÁC BÁO CÁO (20.05.2023)