-
Mật rỉ đường là gì?
Mật rỉ đường hay còn gọi là mật rỉ, rỉ đường… là sản phẩm cuối cùng còn lại sau khi đã rút đường bằng phương pháp cô đặc hay kết tinh. Có màu nâu đen đậm, dạng lỏng và rất sánh. Tuy nhiên, ở mỗi mẻ sản xuất sẽ có độ sánh và đậm khác nhau, nhưng nhìn chung, chúng đều có 3 thành phần chính là đường, các chất hữu cơ không đường, và các chất khoáng. Cụ thể:
– Đường: là thành phần chính của mật rỉ gồm các loại gluxit hòa tan (đường đôi, và đường đơn), với hàm lượng sucroza là chủ yếu.
– Chất hữu cơ không đường quyết định tính chất vật lý, đặc biệt là độ nhớt dính. Với thành phần chính là các loại gluxit như tinh bột, các hợp chất chứa N và các axit hữu cơ.
– Chất khoáng: Na, K, Mg và lưu huỳnh là các loại chất khoáng giàu dinh dưỡng có trong rỉ đường. Cũng như là một lượng nhỏ các loại vi lượng có lợi khác như: Cu, Fe, Zn, và Mn
-
Mật rỉ đường được sản xuất ra sao?
Mật rỉ đường có thể sản xuất từ cây mía, củ cải đường… Trong đó, chiếm phần lớn khoảng 75% sản lượng mật rỉ được sản xuất ra từ mía, phần còn lại đến từ củ cải đường. Với quy trình sản xuất diễn ra như sau:
- Mía được thu hoạch bỏ sạch lá, rễ, làm sạch và cắt thành các miếng nhỏ. Những đoạn mía nhỏ này sẽ được đưa vào máy ép lấy nước cốt mía.
- Nước mía thu được sẽ được mang đi đem sôi để cô đặc. Thu lấy các tinh thể đường và tách thành thành phẩm dường riêng.
- Phần cô đặc còn lại là mật mía, được đem đi cô đặc lại trong khoảng 3 lần. Phần mật mía không thể cho thêm các tinh thể đường nên thành quả cuối cùng thu lại được chính là mật rỉ đường.
-
Công dụng của mật mía đường
– Xử lý nước thải công nghiệp
Trong quá trình xử lý nước thải công nghiệp, các doanh nghiệp ngày nay thường lựa chọn nuôi vi sinh hiếu khí. Để đảm bảo tính an toàn và giảm thiểu tình trạng sử dụng các giải pháp hóa học trong sản xuất. Và mật rỉ đường là phụ phẩm đắc lực trong việc hỗ trợ các vi sinh phát triển. Vì chúng chính là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho vi sinh vật. Thông qua các nguyên tố vitamin, chất khoáng… có trong mật rỉ. Qua đó, giúp vi sinh hoạt động mạnh mẽ, đảm bảo quá trình xử lý nước thải hiệu quả.
– Kiểm soát Amoni và pH trong ao nuôi
Mật rỉ đường giúp kiểm soát hàm lượng Amoni có trong ao nuôi với thành phần có chứa hơn 40% là cacbon. Do đó, để cân bằng 1g nitơ thì cần khoảng 30 gram mật rỉ đường kết quả từ thử nghiệm từ Trung Tâm Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản Nội Địa Bribie. Và các khí độc NH3 và NO2 cũng dần được loaị bỏ trong quá trình xử lý nước ao. Ngoài ra, trong nước ao nuôi cần rất nhiều vi sinh xử lý chất hữu cơ.
Do đó, khi bổ sung mật rỉ vào nước ao nuôi chúng sẽ cung cấp các nguồn dinh dưỡng cho vi sinh dị dưỡng trong ao nuôi phát triển. Đồng thời thúc đẩy phân hủy thức ăn thừa và phân tôm. Cân bằng pH và kiểm soát tảo và vi khuẩn tốt hơn. Tuy nhiên cần đảm bảo đủ oxy hòa trong quá trình sử dụng mật rỉ đường. Vì các vi sinh hiếu khí cần năng lượng để thực hiện đồng hóa nguồn nito trong ao. Và hơn thế nữa, sẽ gây ra hiện tượng giảm pH nếu không có đủ oxy để các vi sinh vật hấp thu chất dinh dưỡng
– Dùng để ủ phân vi sinh
Với thành phần giàu các chất dinh dưỡng, mật mía đường trở thành nguồn thức ăn lý tưởng cho các vi sinh vật có trong ủ phân phát triển. Giúp thúc đẩy quá trình ủ phân diễn ra nhanh chóng, đồng thời rút ngắn thời gian ủ. Tạo ra một loại phân bón an toàn, tốt cho đất và cây trồng. Qua đó, giúp nạp thêm các chất dinh dưỡng và năng suất cho cây trồng. Tăng thêm lợi nhuận cho người nông dân.
– Dùng làm phụ gia trong thức ăn chăn nuôi
Bởi vì với vị ngọt vốn có từ mật đường sẽ kích thích vị giác của vật nuôi. Giúp chúng ăn uống ngon miệng hơn. Đồng thời cung cấp thêm các nguồn dưỡng chất từ mật mía, bù vào lượng thức ăn có chất dinh dưỡng thấp mà vật nuôi hay ăn. Thông qua các giải pháp như trộn mật rỉ đường với thức ăn, nước… Thúc đẩy năng suất nuôi trồng.
Nhìn chung, mật rỉ tuy chỉ là một sản phẩm phụ trong ngành mía đường. Nhưng lại mang đến rất nhiều những giá trị cho các ngành công nghiệp khác nhau.
- THỊ TRƯỜNG TÍN CHỈ CARBON LÀ GÌ? (17.12.2024)
- Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Chế Biến Hạt Điều (02.12.2024)
- CỬA HÀNG XĂNG DẦU CÓ PHẢI LÀM GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG KHÔNG? (21.11.2024)
- HƯỚNG DẪN LÀM THỦ TỤC MÔI TRƯỜNG CHO CƠ SỞ SẢN XUẤT (31.10.2024)
- CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐƯỢC SỬ DỤNG TẠI VIỆT NAM (17.10.2024)
- XỬ LÝ COLIFORM TRONG NƯỚC THẢI BẰNG CÁCH NÀO? (14.10.2024)
- TOP 9 LOÀI THỰC VẬT THỦY SINH LỌC NƯỚC PHỔ BIẾN HIỆN NAY (30.09.2024)
- ĐẶC TÍNH NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI HEO, PHƯƠNG ÁN VÀ MÔ HÌNH XỬ LÝ HIỆU QUẢ (10.09.2024)
- CÁC XU HƯỚNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRONG TƯƠNG LAI (05.09.2024)
- HỘ CHĂN NUÔI CÓ CẦN LÀM GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG KHÔNG? (29.08.2024)