Thương hiệu độc quyền không chi nhánh. Hotline 24/7: 0977 153 639
google.comtiwtter.comyoutube.comfacebook.com

Vì sao bùn nổi trên bể lắng? Cách khắc phục

Hiệu suất của bể lắng là rất quan trọng, trong khi rất nhiều nhà vận hành xử lý nước thải đã và đang gặp vấn đề là bùn nổi trên bề mặt của bể lắng. Vậy điều gì gây ra hiện tượng bùn nổi trên bể lắng? Cách khắc phục như thế nào? Bài viết này hãy cùng Gia Huỳnh tìm hiểu nhé!

1. Sự cố bùn nổi trên bể lắng

Lắng thứ cấp là bước cuối cùng của quá trình xử lý nước thải sinh học dựa trên bùn hoạt tính. Một chức năng quan trọng hơn nữa của bể lắng thứ cấp là dùng để tách nước đã xử lý khỏi sinh khối, lắng bùn và làm đặc nó đủ để khi bùn được quay trở lại đầu vào bể phản ứng sinh học, nó có thể duy trì mức nồng độ sinh khối cần thiết.

Bùn nổi trên bể lắng là sự cố trong vận hành xử lý nước thải cần khắc phục.
Bùn nổi trên bể lắng là sự cố trong vận hành xử lý nước thải cần khắc phục.

Vấn đề bùn nổi ở bể lắng thứ cấp là hiện tượng xảy ra ở hầu hết các trạm xử lý nước thải. Nếu không xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý bùn nổi kịp thời để tuần hoàn về bể sinh học, hoặc để bùn trôi ra ngoài, gây mất ổn định về mật độ vi sinh, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả xử lý của hệ thống.

2. Nguyên nhân bùn nổi trên bể lắng và cách khắc phục

Có rất nhiều vấn đề gây ra hiện tượng nổi bùn, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất.

– Bùn nổi trên bể lắng do quá trình Nitrat hóa diễn ra

Do quá trình phản ứng khử Nitrat hóa diễn ra trong bể lắng. Hiện tượng này thường xảy ra trong các hệ thống xử lý nước thải đang Nitrat hóa tại bể hiếu khí, sản sinh ra Nitrat (NO3-). Nước thải và bùn lỏng được bơm sang bể lắng. Tại đây, những vi sinh hiếu khí trong bùn lắng nhanh chóng lấy đi DO trong bể lắng, tạo điều kiện thiếu khí, thúc đẩy quá trình khử Nitrate hóa, giải phóng khí Nitơ và những bong bóng khí bám vào bùn và nổi lên trên bề mặt bể lắng.

Bùn nổi bể lắng do quá trình Nitrat hóa.
  • Cách khắc phục:

Tăng lượng tuần hoàn bùn về bể Anoxic (nếu không có bể Anoxic thì xây dựng thêm). Hoặc tăng lượng bùn xả bỏ (WAS), giảm thời gian lưu bùn tại bể lắng, giảm quá trình khử Nitrat.

– Bùn nổi trên bể lắng do dư thừa chất béo, dầu và mỡ

Nếu kiểm tra mà FOG cao hơn 15% của MLSS về trọng lượng. Khuấy các cụm bông trên bề mặt, không giải phóng các bong bóng và bùn không lắng xuống. Điều này xuất hiện như một lớp váng có thể bao phủ toàn bộ bể lắng.

Bùn nổi bể lắng do dư thừa FOG.
  • Cách khắc phục:
  • Xác định nguồn và loại bỏ FOG ngay từ đầu, có thể lắp đặt bể tách dầu mỡ để tách dầu mỡ trước khi cho vào hệ thống.
  • Ngoài ra có thể bổ sung vi sinh xử lý dầu mỡ chuyên dụng tại đầu vào (bể điều hòa, bể hiếu khí).

– Bùn nổi trên bể lắng do lưu ở bể lắng lâu ngày

Bể sinh học được thiết kế trong điều kiện tối ưu để vi sinh vật phát triển, khi bùn chuyển qua bể lắng trong điều kiện không được tối ưu và trong thời gian lưu lâu vi sinh sẽ chết nổi thành từng mảng to có màu xám đen, có mùi thối.

 Bùn lưu lâu ngày ở bể lắng.
  • Cách khắc phục:
  • Tăng lượng bùn tuần hoàn từ bể lắng về bể sinh học.
  • Vớt bùn hoặc khuấy cho bùn lắng xuống sau đó hút bùn bể lắng về bể chứa bùn.
  • Hút bỏ bùn thải từ bể lắng thường xuyên.

– Bùn nổi trên bể lắng do lượng bùn trong bể quá tải

Bể lắng được thiết kế để lưu giữ một lượng bùn nhất định. Trong trường hợp nước ô nhiễm, dinh dưỡng nhiều và điều kiện khác như DO, pH thuận lợi, vi sinh vật sẽ sinh sôi, phát triển nhiều và kết tụ tạo lớp bùn dày. Khi bùn quá tải sẽ có một lượng bùn nổi lên trên bể lắng.

  • Cách khắc phục:

Trong trường hợp này, thông thường ta cần hút bùn thường xuyên hơn, rút ngắn số ngày hút bỏ bùn so với bình thường.

– Bùn nổi do vi khuẩn dạng sợi phát triển mạnh

Vi khuẩn dạng sợi là loại vi khuẩn tạo ra vô số sợi kết dính, chúng kết dính các chất rắn sẵn trong nước thải làm tăng diện tích của chất rắn. Do vậy, các chất này không lắng được xuống đáy bể mà nổi lên mặt nước.

Để biết chính xác có vi khuẩn dạng sợi hay không thì chúng ta có thế kiểm tra mẫu nước dưới kính hiển vi.

  • Cách khắc phục:
  • Giảm F/M.
  • Tăng thời gian hồi lưu bùn và giảm hoặc dừng việc thải bùn.
  • Bổ xung thiếu hụt dinh dưỡng để tỷ số đạt tỷ số: BOD:N:P:Fe=100:5:1:0,5.
  • Thêm 5-10mg/l Clo vào bùn hồi lưu cho đến khi SVI<150 (cần được điều chỉnh trong vòng 2-3ngày).

– Bùn nổi trên bể lắng do trong nước có chất độc

Sự hiện diện của chất độc làm cho tình trạng bùn trương nở phát triển và phân tán (vỡ ra khi lắng).

  • Cách khắc phục:

Xác định nguồn của các chất độc hại, có thể thêm nước sạch vào bể để giảm đi nồng độ độc tính.

 

 

Đối tác

Đối tác gia huỳnh

Copyrights © 2020 MÔI TRƯỜNG GIA HUỲNH. All rights reserved.

Design by e-marketing.vn

Hotline: 0977 153 639
Chỉ đường Zalo Zalo: 0977 153 639 SMS: 0977 153 639