XỬ LÝ COLIFORM TRONG NƯỚC THẢI BẰNG CÁCH NÀO?
Coliform trong nước thải là một loại vi khuẩn có hại cho con người và môi trường, nó là nguyên nhân của một số bệnh như kiết lỵ và viêm gan. Vì thế, nồng độ Coliform cũng được giới hạn cụ thể ở nhiều loại nước thải khác nhau. Xử lý Coliform trong nước thải bằng cách nào? Hãy cùng Môi trường Gia Huỳnh tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.
Coliform trong nước thải là gì?
Coliform là một loại vi khuẩn có trong tự nhiên và có trong tất cả các chất thải của con người và động vật. Vi khuẩn Coliform trong nước thải có thể chỉ ra sự hiện diện của các sinh vật có hại, gây bệnh. Những sinh vật này được gọi là mầm bệnh và có thể là vi rút, động vật nguyên sinh hoặc vi khuẩn. Các ví dụ phổ biến của những mầm bệnh này là bệnh kiết lỵ và viêm gan.
Coliform trong nước thải được coi là một chất chỉ thị chất lượng nước vì nó có thể được kết hợp với các nguồn gây bệnh. Để kiểm tra tất cả các mầm bệnh sẽ cực kỳ tốn kém, vì vậy Coliform được sử dụng như một xét nghiệm rộng rãi đơn giản và mang tính kinh tế. Việc kiểm tra cụ thể các tác nhân gây bệnh độc lập thường chỉ được thực hiện khi bùng phát dịch bệnh qua đường nước.
Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải quy định giới hạn thông số Tổng Coliform
Làm cách nào để loại bỏ vi khuẩn Coliform ra khỏi nước thải?
Nước thải sau xử lý có thể được xử lý Coliform bằng cách sử dụng hóa chất Chlorine, Javel, hệ thống xử lý bằng ánh sáng tia cực tím (UV) hoặc Ozone, tất cả đều có tác dụng tiêu diệt hoặc bất hoạt vi khuẩn E. coli. Quá trình khử trùng sẽ đảm bảo rằng tất cả các vi khuẩn ô nhiễm gây bệnh đều bị mất hoạt tính, chẳng hạn như E. coli.
– Khử trùng liên tục:
Quá trình khử trùng bằng hóa chất Chlorine hoặc Javel liên tục đưa Clo vào nước giúp loại bỏ cặn bẩn, vi khuẩn trong nước nhưng cũng bị tiêu thụ bởi các tạp chất khác như sắt và chất hữu cơ.
Việc đo lượng hóa chất Chlorine/ Javel sử dụng phải phụ thuộc vào kết quả của các thử nghiệm liên quan đến sự hiện diện của Coliform và các tạp chất khác. Điều quan trọng cần lưu ý là không nên sử dụng dư vì Clo dư sau khi ra môi trường sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái.
– Sử dụng ánh sáng tia cực tím:
Phương pháp dễ dàng nhất và hiệu quả nhất để loại bỏ vi khuẩn Coliform trong nước thải là sử dụng hệ thống UV bao gồm một buồng kim loại chứa đèn UV. Nước chảy qua buồng và được chiếu xạ bởi một lượng lớn bức xạ UV. Bức xạ này tiêu diệt vi khuẩn và làm sạch nước.
Lưu ý rằng không nên sử dụng phương pháp khử trùng bằng tia cực tím cho các nguồn cung cấp nước mà tổng số vi khuẩn Coliform vượt quá 1.000 MPN/ 100ml. Ngoài ra, nước chưa qua xử lý vào thiết bị phải hoàn toàn trong và không có cặn lơ lửng hoặc chất hữu cơ để cho phép ánh sáng UV tiếp cận trực tiếp với vi khuẩn.
– Ozone hóa:
Tương tự như quá trình khử trùng bằng Clo, ở đây Ozone được bơm vào nước để tiêu diệt vi khuẩn. Ozone là một loại khí được sản xuất bằng cách sử dụng điện. Ưu điểm của quá trình Ozon hóa là nó được sử dụng để xử lý nước cho nhiều chất gây ô nhiễm như vi khuẩn, Sắt và Mangan. Nhược điểm là đắt hơn cả hệ thống khử trùng bằng Clo và tia UV.
Việc loại bỏ Coliform trong nước thải sau xử lý giúp làm giảm thiểu khả năng gây bệnh cho con người và gây hại cho môi trường sống. Hy vọng nội dung chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức để xử lý Coliform trong nước thải hiệu quả. Ngoài ra, để tìm hiểu thêm về các giải pháp sinh học giúp xử lý các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải như BOD, COD, Nitơ…
- NGUYÊN NHÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ BÙN VI SINH KHÓ LẮNG (05.08.2024)
- QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI (29.07.2024)
- NGƯ DÂN TÍCH CỰC THAM GIA BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (25.07.2024)
- BỂ KHỬ TRÙNG TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI LÀ GÌ VÀ ƯU NHƯỢC ĐIỂM (22.07.2024)
- GIA HUỲNH VINH DỰ LÀ ĐỒNG TÀI TRỢ GIẢI ĐUA XE ĐẠP TP TUY HÒA MỞ RỘNG 2024 (18.07.2024)
- THỰC HIỆN THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ NGUY HẠI THEO QUY ĐỊNH (11.07.2024)
- ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY PHÉP KHAI THÁC TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ GIẤY PHÉP THĂM DÒ NƯỚC DƯỚI ĐẤT (08.07.2024)
- ĐỒNG BỘ PHÂN LOẠI, XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT (03.07.2024)
- THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TEAMBUILDING 2024 (20.06.2024)
- VÌ SAO BÙN NỔI TRÊN BỂ LẮNG? CÁCH KHẮC PHỤC (13.06.2024)