Xử lý nước thải là công việc vô cùng quan trọng góp phần bảo vệ môi trường cũng như là trách nhiệm của các tổ chức kinh doanh. Vậy hiện nay có các hệ thống xử lý nước thải phổ biến nào thường được sử dụng. Cùng Gia Huỳnh khám phá ngay bài viết dưới đây nhé!
Những Quy Trình Trong Hệ Thống Xử Lý Nước Thải
Quy Trình Xử Lý Cơ Học, Vật Lý
Trong nước thải thường chứa các chất không tan, có kích thước lớn ở dạng lơ lửng nên đầu hệ thống xử lý nước thải cần tách các chất này ra khỏi nước thải. Để tách chúng ra khỏi nước thải, bạn cần sử dụng các phương pháp như: lọc qua song chắn rác, lưới chắn rác, lắng cát, tuyến nổi,... Tùy thuộc vào kích thước, tính chất lý hóa, đặc điểm của chất lơ lửng mà lựa chọn công nghệ phù hợp.
Quy Trình Xử Lý Hóa Học, Lý Học
Sau khi loại bỏ chất thải có kích thước lớn trong nước thải, quy trình tiếp theo của hệ thống là xử lý hóa học như: trung hòa pH, keo tụ tạo bông,... để điều chỉnh pH, loại bỏ các chất lơ lửng kích thước nhỏ, kim loại nặng trong nước và các chất vô cơ.
Quy Trình Xử Lý Sinh Học
Xử lý sinh học chủ yếu bao gồm các phương pháp: kỵ khí, hiếu khí,... nhằm loại bỏ các chất hữu cơ hòa tan trong nước thải như H2S, Sunfit, Ammonia, Nito,...
Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Loại Bỏ Được Những Gì?
Một hệ thống xử lý nước thải chuẩn sẽ được tạo thành từ những công nghệ cần thiết để xử lý, loại bỏ các chất thải sau đây:
- Tổng chất thải rắn hòa tan
- Nhu cầu oxy sinh hóa
- Nitrat và Phốt phát
- Mầm bệnh có trong nước thải
- Kim loại nặng, nhẹ tồn tại trong nước thải
- Tổng chất rắn lơ lửng
- Các loại hóa chất tổng hợp
- ....
Các Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Phổ Biến Nhất Hiện Nay
Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Điều Lưu
Điều lưu là quá trình giảm thiểu hoặc kiểm soát các biến động về đặc tính của nước thải nhằm tạo điều kiện tối ưu cho các quá trình xử lý nước thải kế tiếp. Quá trình điều lưu được tiến hành bằng cách trữ nước thải lại trong một bể lớn, sau đó bơm định lượng chúng vào các bể xử lý kế tiếp.
Quá trình điều lưu được sử dụng để:
- Điều chỉnh sự biến thiên về lưu lượng của nước thải theo từng giờ trong ngày.
- Tránh sự biến động về hàm lượng chất hữu cơ làm ảnh hưởng đến hoạt động của vi khuẩn trong các bể xử lý sinh học.
- Kiểm soát pH của nước thải để tạo điều kiện tối ưu cho các quá trình sinh học, hóa học sau đó.
- Khả năng chứa của bể điều lưu cũng góp phần giảm thiểu các tác động đến môi trường do lưu lượng thải được duy trì ở một mức độ ổn định.
- Ngoài ra, bể điều lưu còn là nơi cố định các chất độc đối với quá trình xử lý hoặc là cho hiệu suất của quá trình này tốt hơn.
Công Nghệ Trung Hòa
Nước thải thường có pH không thích hợp cho các quá trình xử lý sinh học hoặc thải ra môi trường. Chính vì thế nó cần được trung hòa. Có nhiều cách để tiến hành quá trình trung hòa:
- Trộn lẫn nước thải có pH axit và nước thải có pH bazơ bằng cách trộn lẫn 2 loại nước thải lại với nhau nhằm mục đích trung hòa. Quá trình này đòi hỏi bể điều lưu đủ lớn để chứa chất thải.
- Trung hòa nước thải axit: cho nước thải có pH axit chảy qua một lớp đá vôi để trung hòa, hoặc cho dung dịch vôi vào nước thải, sau đó vôi được tách ra bằng quá trình lắng.
- Trung hòa nước thải kiềm: bằng các axit mạnh, CO2 cũng có thể dùng để trung hòa nước thải kiềm, khi sục CO2 vào nước thải, nó tạo thành axit cacbonic và trung hòa với nước thải.
Công Nghệ Keo Tụ Và Bông Chặn
Hai quá trình hóa học này kết tụ các chất rắn lơ lửng và các hạt keo để tạo nên những hạt có kích thước lớn hơn. Nước thải có chứa các hạt keo có mang điện tích (thường là điện tích âm). Chính các điện tích này sẽ ngăn cản không cho nó va chạm và kết hợp lại với nhau làm cho dung dịch giữ trạng thái ổn định. Việc cho thêm vào nước thải một số hóa chất làm cho dung dịch mất tính ổn định và gia tăng sự kết hợp giữa các hạt để tạo thành những bông cặn đủ lớn để có thể loại bỏ bằng quá trình lọc hoặc lắng cặn. Các chất keo tụ thường được sử dụng là muối sắt hay nhôm có hóa trị 3. Các chất tạo bông cặn thường được sử dụng là các chất hữu cơ cao phân tử như polyacrylamide. Việc kết hợp sử dụng các chất hữu cơ cao phân tử với các muối vô cơ cải thiện đáng kể khả năng tạo bông cặn.
Phương Pháp Kết Tủa
Kết tủa là phương pháp thông dụng nhất để loại bỏ các kim loại nặng ra khỏi nước thải. Thường các kim loại nặng được kết tủa dưới dạng hydroxide. Do đó, để hoàn thành quá trình này người ta thường cho thêm các bazơ vào nước thải để nước thải đạt đến pH mà các kim loại nặng cần phải loại bỏ có khả năng hòa tan thấp nhất. Thường quá trình này kết tủa, người ta cần loại bỏ các chất ô nhiễm khác có khả năng làm cản trở quá trình kết tủa. Quá trình kết tủa cũng được dùng để khử photphat trong nước thải.
Ứng Dụng Công Nghệ Tuyển Nổi Xử Lý Nước Thải
Quá trình này dùng để loại bỏ các chất có khả năng nổi trên mặt nước thải như dầu, mỡ, chất rắn lơ lửng. Trong bể tuyển nổi người ta còn kết hợp để cô đặc và loại bỏ bùn. Đầu tiên nước thải hay một phần của nước thải được tạo áp suất với sự hiện diện của một lượng không khí đủ lớn. Khi nước thải được trả về áp suất tự nhiên của khí quyển, nó sẽ tạo nên những bọt khí. Các hạt dầu, mỡ và các chất rắn lơ lửng sẽ kết dính với các bọt khí với nhau để nổi lên trên và bị một thanh gạt tách chúng ra khỏi nước thải.
Công Nghệ Bể Lắng
Quá trình lắng áp dụng sự khác nhau về tỉ trọng của nước, chất rắn lơ lửng và các chất ô nhiễm khác trong nước thải để loại chúng ra khỏi nước thải. Đây là một phương pháp quan trọng để loại bỏ các chất rắn lơ lửng. Bể lắng thường có dạng hình chữ nhật hoặc hình tròn. Và loại bể lắng hình tròn có hiệu suất cao hơn loại bể lắng hình chữ nhật.
Công Nghệ Xử Lý Sinh Học Hiếu Khí
Phần lớn các chất hữu cơ trong nước thải bị phân hủy bởi quá trình sinh học. Trong quá trình xử lý sinh học các vi sinh vật sẽ sử dụng oxy để phân hủy chất hữu cơ và quá trình sinh trưởng của chúng tăng nhanh. Ngoài chất hữu cơ, oxygen quá trình sinh học còn bị hạn chế bởi một số chất dinh dưỡng khác. Nước thải sinh hoạt chứa các chất này với một tỉ lệ thích hợp cho quá trình xử lý sinh học. Một số loại nước thải công nghiệp như nước thải nhà máy giấy có hàm lượng carbon cao nhưng lại thiếu photpho và nitơ nên cần bổ sung hai nguồn này để vi khuẩn hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xử lý sinh học là nhiệt độ, pH và các độc tố.
Ứng Dụng Máy Sục Khí
Quá trình sục khí không những cung cấp oxy cho vi khuẩn hoạt động để phân hủy chất hữu cơ, nó còn giúp cho việc khử sắt, magnesium. Ngoài ra còn có kích thích quá trình oxy hóa hóa học các chất hữu cơ khó phân hủy bằng con đường sinh học và tạo lượng DO đạt yêu cầu để thải ra môi trường. Có nhiều cách để hoàn thành quá trình sục khí bằng con đường khuếch tán khí hoặc khuấy đảo.
Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Cấp 3
- Lọc: Quá trình lọc nhằm loại bỏ các chất rắn lơ lửng hoặc các bông cặn. Ngoài ra, bể lọc còn nhằm mục đích khử bớt nước của bùn lấy ra từ bể lắng. Quá trình lọc dựa trên nguyên tắc chủ yếu là khi nước thải đi qua một lớp vật liệu có lỗ rỗng, các chất rắn có kích thước lớn hơn các lỗ rỗng sẽ bị giữ lại. Có nhiều bể lọc khác nhau nhưng ít có loại nào sử dụng tốt cho quá trình xử lý nước thải. Thông thường loại được sử dụng là bể lọc cát và trống quay.
- Hấp phụ: Quá trình hấp phụ thường được dùng để loại bỏ các mảnh hữu cơ nhỏ trong nước thải công nghiệp. Nguyên tắc chủ yếu của quá trình là bề mặt của các chất rắn khi tiếp xúc với nước thải có khả năng giữ lại các chất hòa tan trong nước thải trên bề mặt của nó do sự khác nhau của sức căng bề mặt. Chất hấp phụ thường được sử dụng là than hoạt tính.
- Trao đổi ion: Trao đổi ion là quá trình ứng dụng nguyên tắc trao đổi ion thuận nghịch của chất rắn và chất lỏng mà không làm thay đổi cấu trúc của chất rắn. Quá trình này ứng dụng để loại bỏ các cation và anion trong nước thải. Các cation sẽ trao đổi với ion hydrogen hay sodium, các anion sẽ trao đổi với ion hydroxyl của nhựa trao đổi ion.
Công Ty Tư Vấn Thiết Kế, Thi Công, Vận Hành Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Uy Tín Tại Phú Yên - Gia Huỳnh
Gia Huỳnh là đơn vị chuyên tư vấn, thiết kế thi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải trong nhiều năm qua. Trải qua thời gian hình thành và phát triển, Gia Huỳnh đã tư vấn, thiết kế thi công hệ thống xử lý nước thải cho hàng trăm đối tác và khách hàng doanh nghiệp. Gia Huỳnh luôn đảm bảo hoàn thành dự án đúng với tất cả yêu cầu của khách hàng và đảm bảo tất cả các chi tiết về mặt kỹ thuật, hỗ trợ vận hành, bảo trì bảo dưỡng một cách chu toàn nhất.
Và trải qua thời gian không ngừng nỗ lực, Gia Huỳnh đã sở hữu cho mình những ưu điểm vượt trội như:
- Thiết kế, thi công, vận hành hệ thống xử lý nước thải đảm bảo chất lượng nước sau xử lý đúng với quy định.
- Chịu trách nhiệm pháp lý.
- Đền bù thiệt hại đối với bất kỳ vi phạm nào về chất lượng nước sau khi xử lý.
- Đội ngũ kỹ sư, công nhân viên với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành đã nắm vững từng chi tiết chuyên sâu về chuyên môn.
- Đảm bảo bảo trì thiết bị và công tác triển khai kế hoạch cũng như lịch sử vận hành thống kê kết quả gửi đến quý khách theo từng kỳ cố định.
- Tư vấn giải pháp cho tất cả những khách hàng quan tâm đến bảo vệ môi trường, kể cả những khách hàng chưa hợp tác.
- Chịu trách nhiệm tối đa cho các dịch vụ do Gia Huỳnh và đối tác của Gia Huỳnh cung cấp.
- Không ngừng cải tiến hoạt động để có giải pháp mới đơn giản, tối ưu hơn cho khách hàng.
- Tuân thủ quy định của luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam và Quốc tế.
>>>Xem thêm:
- Công ty thiết kế thi công hệ thống xử lý nước thải tại Phú Yên uy tín
- Nâng cấp cải tạo hệ thống xử lý nước thải nên chú ý điều gì?
- Những lưu ý khi vận hành hệ thống xử lý nước thải công nghiệp bạn nên biết
Trên đây là một số thông tin về các hệ thống xử lý nước thải. Hy vọng với những thông tin bổ ích này sẽ giúp bạn chọn được hệ thống phù hợp cũng như đơn vị thiết kế, thi công hệ thống uy tín. Và nếu quý khách còn bất cứ thắc mắc nào về hệ thống xử lý nước thải hãy liên hệ đến Gia Huỳnh theo Hotline 0977 153 639 hoặc Fanpage Gia Huỳnh Company để được tư vấn và hỗ trợ.
- MỘT SỐ CÁCH XỬ LÝ NƯỚC CÓ ĐỘ PH THẤP HIỆU QUẢ (09.03.2024)
- HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG | NHỮNG LOẠI HỒ SƠ CẦN THỰC HIỆN MỚI NHẤT 2024 (04.03.2024)
- MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI (29.02.2024)
- QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI PHỐ BIẾN NHẤT HIỆN NAY (26.02.2024)
- QUY TRÌNH CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG NHƯ THẾ NÀO? (19.02.2024)
- KHẮC PHỤC SỰ CỐ VI SINH TRONG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SAU TẾT (19.02.2024)
- CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT (17.01.2024)
- 8 sự kiện nổi bật của ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2023 (02.01.2024)
- TÁI SỬ DỤNG NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI CHO CÂY TRỒNG (05.12.2023)
- KHI NÀO CẦN PHẢI LÀM GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG (22.11.2023)