LẬP BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
So với quy định cũ, việc lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ sẽ triển khai theo nhiều quy định mới nên có nhiều thay đổi mà doanh nghiệp cần nắm rõ để triển khai một cách chính xác nhất. Vậy những thay đổi này được quy định như thế nào? Căn cứ theo những luật nào? Cùng Gia Huỳnh tìm hiểu bài viết dưới đây.
1. Khái niệm và căn cứ pháp lý lập báo cáo công tác BVMT
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường là báo cáo định kỳ hằng năm mà doanh nghiệp phải thực hiện để báo cáo đến cơ quan quản lý về tổng thể công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở.
*Quy định viết tắt trong bài viết: từ bảo vệ môi trường sẽ được viết tắt là BVMT.
Căn cứ pháp lý:
- Luật BVMT 2020;
- Nghị định 08/2022/NĐ-CP;
- Thông tư 02/2022/TT-BTNMT.
2. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường tích hợp các loại báo cáo nào?
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường tích hợp các loại báo cáo, bao gồm:
- Báo cáo giám sát chất lượng môi trường;
- Báo cáo kết quả quan trắc chất lượng môi trường;
- Báo cáo quản lý chất thải nguy hại;
- Báo cáo quản lý chất thải sinh hoạt & chất thải rắn công nghiệp thông thường.
3. Nội dung báo cáo công tác BVMT cho doanh nghiệp
Để nắm rõ các nội dung quan trọng cho từng báo cáo công tác BVMT thì nội dung thực hiện quy định chi tiết tại Phụ lục VI của Thông tư 02/2022/TT-BTNMT:
3.1. Báo cáo thuộc đối tượng phải có GPMT
- Thông tin chung về dự án;
- Kết quả hoạt động công trình, biện pháp BVMT: nước thải, khí thải (công trình hạng mục xử lý chính, kết quả quan trắc định kỳ, quan trắc tự động liên tục,...), quản lý CTR thông thường, CTNH, chất thải y tế, phòng ngừa, ứng phó với sự cố môi trường, quản lý chất ô nhiễm khó phân hủy;
- Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rẳn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp tập trung, chất thải nguy hại;
- Tình hình nhập khẩu phế liệu;
- Tình hình triển khai công tác cải tạo, phục hồi môi trường cho hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định.
3.2. Báo cáo thuộc đối tượng phải đăng ký môi trường.
- Thông tin chung về dự án;
- Tổng hợp kết quả hoạt động bảo vệ môi trường bao gồm: xử lý nước thải, khí thải; quản lý chất thải rắn tập trung; quản lý chất thải nguy hại; quản lý chất thải y tế, phòng ngừa, ứng phó với sự cố môi trường, cam kết BVMT,…
3.3. Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp
- Thông tin chung về dự án;
- Tình hình hoạt động cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp;
- Tình hình xử lý nước thải: đấu nối hệ thống xử lý nước thải tập trung, vận hành hệ thống, kết quả quan trắc định kỳ, quan trắc tự động liên tục;
- Hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường;
- Cam kết, biện pháp BVMT khác.
4. Tần suất thực hiện báo cáo
Theo điểm a, khoản 2, Điều 119, Luật BVMT 2020, tần suất thực hiện báo cáo công tác BVMT là 01 lần/năm.
5. Thời gian gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường
Theo Quyết Định số 3323/QĐ-BTNMT (về việc đính chính lỗi kỹ thuật tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT Trong đó có: Tại khoản 2 Điều 66: Sửa “trước ngày 05 tháng 01...” thành “trước ngày 15 tháng 01...”) thời gian nộp Báo cáo công tác bảo vệ môi trường là trước ngày 15/01 của năm tiếp theo.
Việc lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường được cơ sở, dự án đầu tư thực định kỳ hằng năm sau khi chủ dự án hoàn thành các công việc như quan trắc môi trường định kỳ hay tự động, liên tục theo quy định. Kết quả quan trắc theo từng quý sẽ được tổng hợp thành báo cáo công tác BVMT để chủ dự án trình nộp đến cơ quan nhà nước từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 hằng năm.
6. Cơ quan tiếp nhận báo cáo công tác BVMT
Dưới đây là thông tin về các cơ quan tiếp nhận báo cáo công tác bảo vệ môi trường:
Đối với chủ dự án (đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ)
Dựa theo Khoản 5 Điều 66 của Thông tư 02/2022/TT-BTNMT thì báo cáo được gửi đến các cơ quan có thẩm quyền như:
- Cơ quan cấp GPMT hoặc cơ quan tiếp nhận đăng ký môi trường;
- Sở TNMT tại nơi dự án đầu tư, cơ sở hoạt động, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
- UBND cấp huyện;
- Chủ đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc CCN.
Là một công ty chuyên xử lý hồ sơ môi trường tại Phú Yên cũng như các khu vực trên cả nước trong nhiều năm qua, công ty Môi trường Gia Huỳnh chính là nơi mà bạn có thể yên tâm sử dụng bởi chúng tôi đã thực hiện tư vấn, thực hiện các hồ sơ như ĐTM, giấy phép môi trường, báo cáo công tác bảo vệ môi trường cho nhiều đơn vị trên cả nước. Khi làm việc với Gia Huỳnh sẽ được tư vấn miễn phí, chi phí hợp lý và xử lý hồ sơ nhanh nhất.
- Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Chế Biến Hạt Điều (02.12.2024)
- CỬA HÀNG XĂNG DẦU CÓ PHẢI LÀM GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG KHÔNG? (21.11.2024)
- HƯỚNG DẪN LÀM THỦ TỤC MÔI TRƯỜNG CHO CƠ SỞ SẢN XUẤT (31.10.2024)
- CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐƯỢC SỬ DỤNG TẠI VIỆT NAM (17.10.2024)
- XỬ LÝ COLIFORM TRONG NƯỚC THẢI BẰNG CÁCH NÀO? (14.10.2024)
- TOP 9 LOÀI THỰC VẬT THỦY SINH LỌC NƯỚC PHỔ BIẾN HIỆN NAY (30.09.2024)
- ĐẶC TÍNH NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI HEO, PHƯƠNG ÁN VÀ MÔ HÌNH XỬ LÝ HIỆU QUẢ (10.09.2024)
- CÁC XU HƯỚNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRONG TƯƠNG LAI (05.09.2024)
- HỘ CHĂN NUÔI CÓ CẦN LÀM GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG KHÔNG? (29.08.2024)
- THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 2.9 (26.08.2024)