Một số công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt điển hình
Trong nước thải sinh hoạt chứa nhiều thành phần khác nhau gồm các chất hữu cơ hòa tan (COD, BOD,…), các chất vô cơ (Nitơ, Phốtpho,…) và một số những vi sinh vật gây bệnh cho con người. Các chất vô cơ trong nước thải sinh hoạt sẽ rất khó xử lý, cần phải có các công nghệ tiên tiến và hiệu quả. Dưới đây là một số công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt hiệu quả điển hình hiện nay:
1. Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt: Công nghệ Aerotank
Trong bể Aerotank, quá trình oxy hóa các chất hữu cơ diễn ra đầu tiên, đây là giai đoạn bùn hoạt tính hình thành và phát riển nhanh chóng. Tốc độ oxy hóa tỷ lệ thuận với tốc độ tiêu thụ oxy do vậy nhu cầu tiêu thụ oxy trong bể Aerotank rất lớn.
Ở quá trình tiếp theo, các vi sinh vật đã sinh trưởng ổn định nên lượng oxy tiêu thụ cũng không thay đổi quá nhiều và đây là giai đoạn chất hữu cơ được phân hủy nhiều nhất. Cuối cùng, nhu cầu tiêu thụ oxy lại tăng cao vì đây là giai đoạn Nitrat hóa thành muối Amoni. Sau khi chuyển hóa xong, nhu cầu tiêu thụ oxy lại giảm xuống nhanh chóng.
Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt Aerotank:
- Xử lý các tạp chất và các chất hữu cơ hiệu quả, ngăn ngừa mùi hôi, giảm thiểu sự ô nhiễm của nước thải cũng như chất thải.
- Vận hành dễ dàng, quy trình đơn giản, dễ xây dựng.
- Khả năng loại bỏ COD, TSS, Nitơ trong nước thải cao.
- Duy trì được lượng bùn trong bể.
2. Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt: Công nghệ MBBR
Trong bể MBBR, các vi sinh vật sẽ phân hủy hết các chất hữu cơ có trong nước thải, tại đây sẽ chứa các giá thể nhờ có hệ thống thổi khí giúp khuấy trộn các giá thể này đảm bao các giá thể vi sinh được xáo trộn liên tục trong quá trình xử lý. Vi sinh vật sẽ bám vào bề mặt giá thể nhằm hỗ trợ quá trình phân giải các chất hữu cơ trong nước thải. Công nghệ MBBR mang lại hiệu quả xử lý Nitơ cao hơn so với một số công nghệ cũ và xử lý được nhiều loại nước thải: Sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện,…
Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt MBBR:
- Mật độ vi sinh xử lý cao, chịu tải trọng hữu cơ từ 2000 – 15000gCOD/m3 ngày.
- Hiệu suất xử lý BOD lên đến 90%.
- Xử lý được Nitơ trong nước thải.
- Vận hành đơn giản, tiết kiệm được diện tích xây dựng.
3. Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt: Công nghệ SBR
Bể SBR vận hành theo chu trình khép kín gồm 4 pha:
- Pha làm đầy: Trong 1-3 tiếng, nước thải sẽ được nạp trực tiếp vào bể để xử lý. Khi nguồn nước đã được nạp đầy mang theo một lượng lớn thức ăn cho vi sinh vật có sẵn trong bùn hoạt tính. Nên trong pha này, quá trình phản ứng sinh hóa ở vi sinh trở nên mạnh mẽ.
- Pha sục khí: Nhằm mục đích cung cấp oxy vào trong nước để khuấy đều hỗn hợp các chất có thể có trong bể, giúp thúc đẩy quá trình phản ứng sinh hóa giữa chất thải có trong bùn hoạt tính diễn ra thuận lợi nhất. Ở pha này, quá trình khử Nitrat được diễn ra để loại bỏ Nitơ, chúng chuyển hóa từ dạng N-NH3 thành N-NO2 và nhanh chóng chuyển thành N-NO3.
- Pha lắng: Các chất hữu cơ sẽ được lắng dần xuống đáy, pha này cần môi trường tĩnh và thời gian nhất định để bùn có thể lắng và cô đặc lại. Thường sẽ diễn ra trong 2 tiếng để bùn lắng xuống hoàn toàn.
- Pha rút nước: Bùn sau khi đã lắng hoàn toàn ở đáy, phần nước trong ở trên sẽ được rút ra khỏi bể và lượng nước rút ra sẽ không mang theo một lượng bùn hoạt tính nào.
Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt SBR:
- Tiết kiệm chi phí xây dựng thêm bể lắng, bể điều hòa
- Làm sạch tối ưu các chất hữu cơ có trong nước thải
- Tất cả các quy trình đều diễn ra trong cùng một bể xử lý nên mọi sự cố phát sinh đều có thể dễ dàng kiểm soát và xử lý sự cố nhanh chóng.
4. Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt: Công nghệ AAO
Công nghệ AAO là sự kết hợp giữa bể kỵ khí, thiếu kí và hiếu khí.
Ở bể kỵ khí, giúp chuyển hóa các chất hữu cơ hòa tan và những chất này sẽ tồn tại trong bể dưới dạng bọt khí, bám vào bùn và cặn. Tiếp theo là quá trình khử Nitơ thành Nitơ phân tử, lúc này các vi sinh vật được đưa vào bể để hấp thụ các chất ô nhiễm, chúng sử dụng Nitơ và Phốtpho để làm thức ăn và giải phóng năng lượng.
Để quá trình Nitrat hóa ở thiếu khí diễn ra hiệu quả nhất, hệ thống cần được cung cấp máy khuấy với tốc độ phù hợp, giúp tạo ra môi trường thiếu oxy thuận lợi cho hệ vi sinh thiếu khí phát triển.
Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt AAO:
- Xử lý triệt để chất ô nhiễm trong nước thải như COD, BOD, Photpho, Nitơ,…
- Giảm chi phí xây dựng cho nhiều công trình phía sau.
- Lượng bùn thải phát sinh thấp.
- Công nghệ AAO tiêu thụ ít năng lượng hơn so với các công trình khác.
Trên đây là một số thông tin về Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt tại Gia Huỳnh. Hy vọng với những thông tin hay và bổ ích này sẽ giúp quý khách hiểu rõ hơn về các quy định vận hành. Và nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải hãy liên hệ đến Gia Huỳnh theo Hotline 0977 153 639 hoặc Fanpage Gia Huỳnh Company để được tư vấn và hỗ trợ.
- VÌ SAO BÙN NỔI TRÊN BỂ LẮNG? CÁCH KHẮC PHỤC (13.06.2024)
- BÙN THẢI NGUY HẠI LÀ GÌ? CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ BÙN THẢI NGUY HẠI (10.06.2024)
- BỂ TÁCH DẦU MỠ TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG (30.05.2024)
- QCVN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT MỚI NHẤT? (23.05.2024)
- CÔNG TY DỊCH VỤ XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG CHUYÊN NGHIỆP (20.05.2024)
- QUY TRÌNH THU GOM, XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI (13.05.2024)
- DỊCH VỤ XIN GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG TẠI THỪA THIÊN HUẾ (06.05.2024)
- HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHI TIẾT NHẤT (02.05.2024)
- MẪU ĐĂNG KÝ MÔI TRƯỜNG CẤP XÃ MỚI NHẤT NĂM 2024 (25.04.2024)
- BOD COD LÀ GÌ? MỐI QUAN HỆ GIỮA BOD VÀ COD? (22.04.2024)