Hồ sơ môi trường | Những loại hồ sơ cần thực hiện mới nhất 2024
Hồ sơ môi trường là những giấy tờ, thủ tục pháp lý để đánh giá, xác định dự án trước khi đi vào hoạt động hoặc đang hoạt động có những tác động đến môi trường như thế nào, từ đó đưa ra hướng xử lý theo đúng các quy định của pháp luật về môi trường. Bài viết dưới đây sẽ giúp các doanh nghiệp biết được “các loại hồ sơ môi trường cần thiết”, từ đó tiết kiệm được thời gian nghiên cứu luật.
1.Hồ sơ môi trường là gì?
Hồ sơ môi trường là một tập hợp các tài liệu liên quan đến môi trường, tổ chức và các hoạt động bảo vệ môi trường của các cơ quan, tổ chức, cũng như cơ sở sản xuất và dịch vụ. Quy định về hồ sơ môi trường được xác định trong Khoản 8 Điều 3 của Luật Bảo vệ Môi trường 2020.
Quá trình lập hồ sơ môi trường giúp các tổ chức sản xuất và kinh doanh xác định các công đoạn có tác động lớn đến môi trường, từ đó thực hiện các biện pháp giảm tiêu thụ tài nguyên, chất thải và lãng phí đầu ra. Ngoài ra, việc này còn nhằm mục đích giám sát và quản lý để đảm bảo rằng các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về bảo vệ môi trường theo cam kết đã đưa ra.
2.Tổng hợp các loại hồ sơ môi trường doanh nghiệp cần có
a.Hồ sơ môi trường dành cho các doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động
Các hồ sơ cần được tiến hành thực hiện đối với những doanh nghiệp chuẩn bị đi vào hoạt động và nhập máy móc, thiết bị bao gồm:
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường (hay còn gọi là ĐTM): thực hiện đối với những dự án của các doanh nghiệp, cơ sở có quy mô sản xuất lớn được quy định trong Phụ lục II, III, IV của Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022, quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Kế hoạch bảo vệ môi trường (tên gọi cũ là Cam kết bảo vệ môi trường): thực hiện đối với những dự án có quy mô nhỏ hơn, không thuộc trong Phụ lục I của Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
- Đăng ký môi trường: được lập đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quy mô, tính chất, công nghệ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập ĐTM chi tiết hoặc Kế hoạch BVMT đơn giản. Danh mục các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải đăng ký môi trường quy định cụ thể tại Phụ lục V của Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
b.Hồ sơ môi trường dành cho các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động
Đối với các cơ sở, doanh nghiệp đã đi vào hoạt động nhưng chưa thành lập một trong hai loại hồ sơ môi trường bao gồm: Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường (Kế hoạch BVMT) sẽ phải tiến hành lập một trong hai hồ sơ sau:
- Đề án bảo vệ môi trường chi tiết (Đề án BVMT chi tiết): được áp dụng đối với những cơ sở đã đi vào hoạt động mà chưa lập hồ sơ Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và các doanh nghiệp có công suất, quy mô, tính chất ngành nghề tương tự đối với các dự án phải lập ĐTM. Có thể nói là hồ sơ “chữa cháy” cho ĐTM, thay thế cho ĐTM.
- Đề án bảo vệ môi trường đơn giản (Đề án BVMT đơn giản): được áp dụng đối với những cơ sở đã đi vào hoạt động mà chưa lập hồ sơ Kế hoạch BVMT (hay cam kết bảo vệ môi trường) và có công suất, quy mô, ngành nghề tương tự đối với các dự án phải lập Kế hoạch BVMT.
c.Các hồ sơ môi trường khác trong quá trình hoạt động
Ngoài các hồ sơ môi trường trên, các doanh nghiệp cần phải thực hiện các hồ sơ bổ sung như sau:
- Báo cáo kết quả quan trắc môi trường định kỳ (tên gọi cũ là Báo cáo giám sát môi trường định kỳ): là trách nhiệm của doanh nghiệp, đưa ra thông tin về giám sát môi trường theo cam kết trong các Đề án Quản lý Môi trường (ĐTM), Kế hoạch Bảo vệ Môi trường (BVMT). Báo cáo này được chuyển đến cơ quan nhà nước như Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định, thường có tần suất 4 lần/năm, 2 lần/năm hoặc 1 lần/năm, phụ thuộc vào yêu cầu khu vực. Có hai loại báo cáo quan trắc môi trường doanh nghiệp cần thực hiện:
- Quan trắc môi trường xung quanh: là quá trình theo dõi có hệ thống về thành phần môi trường và các yếu tố tác động lên môi trường. Mục tiêu của quan trắc này là cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và đánh giá các tác động xấu đến môi trường, nhằm đảm bảo tuân thủ theo quy định của Điều 3 của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014.
- Quan trắc môi trường lao động: là hoạt động thu thập, đánh giá, và phân tích các chỉ tiêu đo lường yếu tố môi trường lao động tại nơi làm việc. Mục tiêu của quan trắc này là để đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời, giảm thiểu tác động của môi trường đối với sức khỏe của người lao động và ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp. Quan trắc môi trường lao động là một yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh, sản xuất và vận hành có sử dụng lao động.
- Hồ sơ đăng ký sổ chủ nguồn thải: là hồ sơ bắt buộc phải thực hiện đối với tất cả các doanh nghiệp, cơ sở có phát sinh chất thải nguy hại. Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP, có một số trường hợp không cần thiết phải đăng ký sổ chủ nguồn thải
- Giấy phép xả thải: là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động xả nước thải vào nguồn tiếp nhận, trong đó xác định các điều kiện về quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn môi trường, thời hạn có hiệu lực của giấy phép, các yêu cầu về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường. Các đối tượng phải xin cấp phép xả thải được quy định tại Điều 122 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
- Hồ sơ khai thác nước ngầm: được thực hiện đối với những doanh nghiệp, cơ sở có nhu cầu sử dụng, khai thác nguồn nước ngầm, để phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đối tượng phải xin cấp phép khai thác nước ngầm được quy định tại Điều 125 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
- Báo cáo kết quả thực hiện các công trình, và biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành (hay còn gọi là Báo cáo hoàn thành ĐTM): là hồ sơ được lập bởi chủ dự án, cơ sở đã được cấp quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Mục đích của hồ sơ này là để xác nhận việc đã thực hiện các nội dung, yêu cầu như đã cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường theo đề án bảo vệ môi trường chi tiết (Báo cáo hoàn thành Đề án chi tiết BVMT): là hồ sơ được lập bởi doanh nghiệp, cơ sở đã được cấp quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết. Mục đích của hồ sơ này là để xác nhận việc đã thực hiện các nội dung, yêu cầu về bảo vệ môi trường đã cam kết trong đề án bảo vệ môi trường chi tiết.
3.Xử phạt vi phạm không lập hồ sơ môi trường
- Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, các hành vi không thực hiện hồ sơ môi trường sẽ bị xử phạt hành chính như sau:
- Đối với hành vi không thực hiện chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định:
- Đối với dự án, cơ sở thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường: bị phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
- Đối với dự án, cơ sở thuộc đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc đăng ký môi trường: bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
- Đối với hành vi không thực hiện đề án bảo vệ môi trường theo quy định:
- Đối với đề án bảo vệ môi trường đơn giản thuộc trách nhiệm xác nhận của Phòng Tài nguyên và Môi trường: bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
- Đối với đề án bảo vệ môi trường chi tiết thuộc trách nhiệm xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường: bị phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
- Đối với đề án bảo vệ môi trường chi tiết thuộc trách nhiệm phê duyệt của Bộ, cơ quan ngang Bộ: bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Ngoài ra, tùy theo mức độ nặng nhẹ của hành vi vi phạm mà mức xử phạt đối với các doanh nghiệp có thể là phạt tiền hoặc thậm chí đình chỉ hoạt động kinh doanh và sản xuất.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Hồ sơ môi trường mới nhất 2024, Quý bạn đọc có thắc mắc và cần tư vấn các vấn đề liên quan đến dịch vụ của Gia Huỳnh, hãy liên hệ qua số hotline 0977153639 hoặc để lại thông tin để được hỗ trợ tốt nhất.
Chuyên cung cấp các dịch vụ hồ sơ môi trường tại Phú Yên, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum,...
- DỊCH VỤ SỤC RỬA, VỆ SINH ĐƯỜNG ỐNG NƯỚC SINH HOẠT TẠI PHÚ YÊN (13.12.2022)
- MẪU HỢP ĐỒNG XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI MỚI NHẤT HIỆN NAY (06.12.2022)
- CÁC LOẠI BỂ XỬ LÝ NƯỚC THẢI VÀ KINH NGHIỆM KHI THIẾT KẾ, XÂY DỰNG (05.12.2022)
- CẬP NHẬT MỘT SỐ BIỆN PHÁP THI CÔNG BỂ XỬ LÝ NƯỚC THẢI HIỆN NAY (02.12.2022)
- THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG MỚI NHẤT THEO QUY ĐỊNH NĂM 2022 (30.11.2022)
- TÒA NHÀ MỚI ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG CÓ CẦN KÝ HỢP ĐỒNG XỬ LÝ RÁC THẢI NGUY HẠI HAY KHÔNG? (28.11.2022)
- ĐIỀU KIỆN ĐỂ THU GOM VẬN CHUYỂN XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI ĐÚNG PHÁP LUẬT (25.11.2022)
- NÂNG CẤP CẢI TẠO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NÊN CHÚ Ý ĐIỀU GÌ? (24.11.2022)
- CHI PHÍ XÂY DỰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI HIỆN NAY NHƯ THẾ NÀO? (22.11.2022)
- QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP ĐẠT HIỆU QUẢ TỐT NHẤT HIỆN NAY (18.11.2022)