PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI HEO
Nước thải phát sinh từ các trang trại chăn nuôi heo là nguồn nước thải ô nhiễm. Với một trang trại công nghiệp, lượng nước thải lớn nếu không được xử lý mà đưa thẳng chúng ra môi trường có thể làm ô nhiễm môi trường và phát sinh ra nhiều vi sinh vật gây bệnh. Cùng tìm hiểu phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo dưới đây.
- Vì sao cần xử lý nước thải chăn nuôi heo
Số lượng gia súc, gia cầm ở nước ta hàng năm tăng lên đáng kể do nhu cầu sử dụng nhu yếu phẩm ngày càng tăng. Các trang trại chăn nuôi heo cũng từ đó phát triển và mọc lên ngày càng nhiều. Một số trang trại vẫn chưa có biện pháp xử lý nước thải dẫn đến việc ô nhiễm nước thải, ô nhiễm môi trường xung quanh và lây lan nhiều căn bệnh từ gia súc, gia cầm.
Nguồn nước thải chăn nuôi heo nếu không được xử lý, chúng gây ra những tác hại như sau:
» Ô nhiễm môi trường: Khí thải chuồng trại chăn nuôi heo nếu không được xử lý, chúng tạo ra mùi hôi thối rất khó chịu. Nếu không được thu gom xử lý, chúng có thể được xả thẳng ra môi trường và gây ra sự ô nhiễm cho ao, hồ, sông, suối ở gần đó. Chúng gây ra sự ô nhiễm mùi nặng nề tới các khu vực lân cận. Mang theo các vi sinh vật gây bệnh, tiềm ẩn của các căn bệnh lây lan cho con người và động thực vật.
» Ảnh hưởng tới chất lượng vật nuôi: Các trang trại chăn nuôi heo thường là những trang trại công nghiệp. Nuôi heo để lấy thịt phân phối. Nếu như không xử lý nước thải đúng cách, gây nên sự ô nhiễm cho vật nuôi, các vi sinh vật nguy hại xâm nhập vào cơ thể vật nuôi làm giảm sức đề kháng, giảm chất lượng cho vật nuôi. Từ đó kéo theo sự suy giảm chất lượng thành phẩm cũng như không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm.
» Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người: Trong nước thải vật nuôi là nơi các vi sinh vật gây hại sinh sôi. Chúng là nguồn cơ gây nên những căn bệnh nguy hiểm có khả năng lây lan nhanh chóng như bệnh tả, nhiễm khuẩn E.Coli, lở mồm long móng, dịch cúm gia cầm…
Do đó, việc xử lý nước thải tại các chuồng chăn heo là việc hết sức quan trọng. Đặc biệt là các chuồng chăn heo công nghiệp, cần đảm bảo việc xử lý nước thải hiệu quả, giảm thiểu tối đa những nguy hại và ô nhiễm.
2.Thành phần của nước thải chăn nuôi heo
Nguồn nước thải phát sinh ra từ các công đoạn vệ sinh chuồng trại, cùng với phân thải, nước tiểu, thức ăn thừa… Chúng chứa các thành phần ô nhiễm hữu cơ và chứa các vi sinh gây bệnh. Dưới đây là một số thành phần và tính chất phổ biến thấy trong nước thải chăn nuôi heo:
» Các chất hữu cơ và vô cơ: hợp chất hữu cơ: protein, acid, amin, cellulose, phân, chất béo… chiếm khoảng 70 - 80%. Các chất vô cơ chiếm khoảng 20 - 30% bao gồm muối, ure, cát, đất, ammonium..
» Hàm lượng Nito và Photpho: Như trên bảng thống kê ở trên, hàm lượng Nito (N) và photpho (P) trong nước thải chăn nuôi heo khá lớn. Các loại gia súc gia cầm có khả năng hấp thụ N và P kém, nên khi ăn các thức ăn chứa hàm lượng N và P lớn, sẽ được bài tiết ra ngoài thông qua đường phân, nước tiểu. Do vậy, trong nước thải tại chuồng heo có chứa khá lớn nồng độ N và P.
» Vi sinh gây bệnh: Trong nước thải chăn nuôi chứa lượng lớn virus, vi trùng, giun, sán…. có thể lây lan và gây các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho các gia súc lẫn con người.
Trong nguồn nước thải, các hợp chất hữu cơ chiếm tới 70 - 80% gồm các loại như: axit amin, chất béo, protit, hydrat cacbon… dễ phân huỷ sinh học, có hàm lượng dinh dưỡng cao. Do vậy có thể sử dụng phương pháp sinh học để xử lý nước thải chuồng heo.
Tuy nhiên, với chi phí đầu tư cao, vận hành cao dẫn đến việc giá bán heo cũng sẽ ảnh hưởng, làm tăng giá bán heo. Kéo theo việc ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của chuồng trại. Do vậy, cần tìm phương pháp có chi phí thấp nhưng mang lại hiệu quả cao.
3. Quy chuẩn nước thải chăn nuôi
Để đảm bảo việc chăn nuôi không gây ảnh hưởng tới môi trường, con người, động vật nuôi xung quanh. Bộ TN&MT ban hành các quy chuẩn xử lý nước thải chăn nuôi như sau:
QCVN 62-MT”2016/BTNMT là quy chuẩn về nước thải chăn nuôi gia súc gia cầm áp dụng cho tất cả các cá nhân, tổ chức có hoạt động liên quan đến xả nước thải chăn nuôi ra môi trường.
Quy chuẩn này quy định giá trị tối đa về nước thải chăn nuôi theo công thực:
Cmax= C*Kq*Kf
Trong đó:
- C: Giá trị các thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi
- Kq: Hệ số nguồn tiếp nhận nước thải
- Kf: Hệ số lưu lượng nguồn thải
4.Quy trình xử lý nước thải chăn nuôi heo
Nước thải được thu gom và đưa vào bể biogas. Các chất hữu cơ trong nước thải sẽ phân huỷ trong bể biogas, khoảng 50 - 60% COD, 70 - 80% cặn lơ lửng được loại bỏ. Nước thải từ bể Biogas được tiếp tục đưa sang ao lọc sinh học kỵ khí với giá thể xơ dừa được làm lớp đệm sinh học. Trong quá trình màng, vi sinh vật cố định dính bám và phát triển trên bề mặt vật liệu đệm rắn tạo thành lớp màng sinh học. Xảy ra quá trình phân huỷ chất hữu cơ của vi sinh kỵ khí, chuyển hoá những hợp chất hữu cơ phức tạp thành những chất đơn giản dễ phân huỷ hơn, hoặc có thể tạo thành sản phẩm cuối cùng dạng khí như CO2, CH4, H2S, NH3… Xơ dừa có khả năng chứa nhiều vi sinh trong một đơn vị, ngoài ra chúng còn đóng vai trò giữ lại cặn gia tăng hiệu quả xử lý BOD, COD.
Sau khi ra khỏi ao lọc, nước thải tiếp tục được đưa vào ao tuỳ nghi. Nước thải được để trong ao tuỳ nghi khoảng 10 ngày. Tại đây diễn ra quá trình khử chất ô nhiễm trong hồ nhờ vi sinh hiếu khí, kỵ khí và tuỳ nghi. Sự phân bố quần thể vi sinh diễn ra theo chiều sâu của hồ.
Từ ao tuỳ nghi, nước thải chảy thuỷ tĩnh vào ao lọc sinh học bậc 1 tiếp tục đi qua ao lọc sinh học bậc 2. Sau quá trình này, nồng độ pH của khí thải thường đạt mức trung bình là pH=7. Trong quá trình lọc sinh học bậc 1, có thể đạt được từ 50 - 68% hiệu quả khử COD. Tới quá trình học sinh học bậc 2 có thể đạt được 15 - 50% hiệu quả khử COD. Sau cả 2 quá trình có thể đạt được là 80 - 90& COD, 50 - 78% COD, 80 - 86% Nito.
Nước thải chuồng heo sau khi được xử lý có thể sử dụng để tưới tiêu cho cây trồng.
5.Các phương pháp cải thiện chất lượng chuồng chăn nuôi heo
Một số phương pháp giúp cải thiện được chất lượng chuồng chăn nuôi heo như sau:
Xây hầm biogas
Mô hình này được khá nhiều hộ gia đình cho tới các chuồng trại chăn nuôi heo quy mô lớn áp dụng. Hầm biogas là biện pháp giúp giảm thiểu mùi hôi và giảm thiểu nước thải ô nhiễm. Đồng thời, chúng tạo ra một lượng khí thải hoá học có thể sử dụng làm khí đốt đun nấu. Giúp tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm chi phí cho các hộ chăn nuôi. Hiện nay có 3 loại hầm biogas phổ biến như hầm biogas có nắp cố định, hầm xây nắp trôi nổi và túi bioga bằng nhựa polyethylene.
Hầm biogas có thể xử lý được phần lớn các chất hữu cơ, giảm thiểu hàm lượng khí độc phát sinh và giảm được các mầm bệnh nguy hiểm trong nguồn nước thải. Tiết kiệm được một khoản chi phí mua gas hay chi phí sử dụng điện để đun nấu, vì chúng tạo ra nguồn khí đốt an toàn, hiệu quả.
Phương pháp sử dụng đệm lót sinh học
Dựa vào cơ chế lên men tiêu huỷ hoàn toàn mùi hôi nhờ các vi sinh vật có lợi. Đệm lót sinh học được tạo mới một lớp mùn cưa, trấu cùng với các chế phẩm lên men khác. Sử dụng đệm lót sinh học giúp cho việc tiết kiệm thời gian nhờ vào vi sinh vật trong đệm lót có khả năng phân giải, đồng hoá các chất phức tạp thành chất vô hại, kìm hãm sự phát triển của các thành phần nguy hại. Phương pháp này giúp tiết kiệm được chi phí dọn dẹp, thu gom chất thải và rửa chuồng trại.
Xử lý bằng phương pháp mương oxy hoá
Phương pháp này sử dụng một thiết bị sục khí kéo dài với việc vận hành đơn giản, tiêu tốn ít năng lượng. Trong quá trình xử lý tạo ra ít bùn, có thể xử lý đồng thời chất hữu cơ và nitơ có trong nước thải. Phương pháp này được ưa chuộng sử dụng ở các trang trại có quy mô nhỏ.
Quy hoạch chuồng trại
Để đảm bảo được chất lượng gia súc, gia cầm cũng như việc xử lý nước thải được hiệu quả, môi trường chăn nuôi sạch sẽ thì cần có sự quy hoạch chuồng trại hiệu quả. Đảm bảo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của vật nuôi, giảm thiểu chi phí nhân công cũng như gia tăng chất lượng không khí, chất lượng vật nuôi. Quy hoạch chuồng trại là sự cơ cấu tổ chức thay đổi từ chăn nuôi chuồng heo nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại, xây dựng vị trí, bố cục trang trại hợp lý, sắp xếp vị trí khoa học…
Phương pháp xử lý bằng thực vật
Tận dụng nguồn nước thải chăn nuôi heo có thể dùng để tưới cho thực vật, đem lại một lượng dinh dưỡng cho cây trồng. Phương pháp này hoạt động bằng việc cho nguồn nước thải chăn nuôi đi qua các song chắn rác để giữ lại các chất thải, rác thải có kích thước lớn. Cho dòng nước thải vào hệ thống xử lý. Nước được lắng sẽ được chuyển sang bể thực vật thuỷ sinh và tiếp tục thực hiện quá trình phân huỷ chất hữu cơ và vô cơ. Sau quá trình này, tạo ra lượng dưỡng chất lớn có thể cung cấp cho các loại thực vật như bèo tây, thuỷ trúc, cỏ muỗi , mè vừng, dừa nước… được trồng xung quanh bể. Các loại cây trồng này có thể phát triển nhanh chóng và sống trong môi trường ô nhiễm.
4. Gia Huỳnh - Đơn vị lập ĐTM cấp Bộ uy tín và nhanh chóng
Là một công ty xử lý hồ sơ môi trường tại Phú Yên cũng như các khu vực trên cả nước trong nhiều năm qua, công ty Môi trường Gia Huỳnh chính là nơi mà bạn có thể yên tâm sử dụng bởi chúng tôi đã thực hiện tư vấn, thực hiện các hồ sơ như ĐTM, giấy phép môi trường, báo cáo công tác bảo vệ môi trường cho nhiều đơn vị trên cả nước. Khi làm việc với Gia Huỳnh sẽ được tư vấn miễn phí, chi phí hợp lý và xử lý hồ sơ nhanh nhất.
- CÓ BẮT BUỘC PHẢI VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI KHÔNG? THỜI GIAN VẬN HÀNH LÀ BAO LÂU (30.07.2023)
- 4 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN NAY (27.07.2023)
- CHẤT THẢI RẮN NGUY HẠI GỒM CÓ GÌ? CÁCH XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN NGUY HẠI PHỔ BIẾN HIỆN NAY (21.07.2023)
- HỒ SƠ XIN GIẤY PHÉP CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY (19.07.2023)
- CẬP NHẬT CÁC LOẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY (18.07.2023)
- CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ BÙN THẢI NGUY HẠI SAU KHI XỬ LÝ NƯỚC THẢI (17.07.2023)
- HƯỚNG DẪN TẠO NHẬT KÝ VÀ BÁO CÁO VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI (06.07.2023)
- 5 DẠNG SỰ CỐ KHI VẬN HÀNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC (04.07.2023)
- QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI PHỔ BIẾN HIỆN NAY (20.06.2023)
- GIA HUỲNH - CÔNG TY ĐI ĐẦU VỀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HÓA MÔI TRƯỜNG VÀ NGHIÊN CỨU THỰC TẾ VÀO CÁC BÁO CÁO (20.05.2023)