Trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải bạn sẽ không thể nào tránh khỏi những sự cố khi vận hành. Vậy có những sự cố thường gặp khi vận hành xử lý nước thải và cách khắc phục như thế nào? Cùng Gia Huỳnh khám phá ở bài viết dưới đây nhé!
Kiểm Tra Các Thông Số Trong Quá Trình Vận Hành Hệ Thống Xử Lý Nước Thải
- Lưu lượng: Cần đảm bảo lưu lượng ổn định trước khi vào công trình sinh học để đảm bảo tỷ lệ F/M khoảng 0,2 - 0,6. Nếu tỷ lệ F/M thấp là do vi khuẩn, nấm. Còn nếu tỷ lệ F/M cao là do nồng độ oxy hòa tan thấp, quá tải bùn, bùn có màu đen, hiệu quả xử lý kém.
- pH: Cần duy trì pH trong nước thải phù hợp với hệ vi sinh bằng cách sử dụng hóa chất để tăng giảm pH. Tối ưu trong khoảng 6,5 - 8,5.
- Thường xuyên kiểm tra BOD và COD tránh hiện tượng thiếu tải hoặc quá tải.
- Cần đảm bảo tỷ lệ BOD:N:P = 100:5:1, phải bổ sung nguồn từ bên ngoài nếu thiếu. Bổ sung nguồn cacbon bằng mật rỉ đường, glucozơ, methanol,...
- Kiểm tra chỉ số SV30 trong bể vệ sinh. Đảm bảo số lượng vi sinh trong quá trình xử lý các chất ô nhiễm.
- Oxy hòa tan: Đối với vi sinh ở bể thiếu khí thì nồng độ DO thích hợp trong khoảng 0,2 - 0,5 mg/l. Đối với vi sinh ở bể hiếu khí thì nồng độ DO thích hợp trong khoảng 2 - 4 mg/l. Thiếu oxy hòa tan sẽ làm xuất hiện vi khuẩn sợi giảm hiệu quả xử lý, ức chế quá trình nitrat hóa. Dư oxy hòa tan làm cho các bông bùn rời rạc, khó lắng, tốn chi phí điện năng.
- BOD sau xử lý cao: Tình trạng này xảy ra là do quá tải, thiếu oxy, pH thay đổi, quá trình xáo trộn kém.
- N sau xử lý cao: Do quá trình vận hành hệ thống chưa ổn định, có sự hiện diện các hợp chất N khó phân hủy, thiếu oxy, bùn vi sinh chết.
- Các chất độc: Kim loại nặng, dầu mỡ, các chất oxy hóa mạnh, nồng độ các chất ô nhiễm cao đột ngột gây ảnh hưởng đến sự phát triển các vi sinh vật.
Các Hiện Tượng Bất Thường Trong Quá Trình Vận Hành Hệ Thống Xử Lý Nước Thải
Bề mặt của bể hiếu khí bị bao phủ bởi lớp bọt nhờn, dày
- Nếu bùn quá già thì nên khắc phục bằng cách giảm tuổi bùn, tăng lượng nước thải, sử dụng các chất bơm kiểm soát bọt.
- Nếu do quá nhiều dầu và chất béo trong hệ thống thì nên khắc phục bằng cách tăng cường loại bỏ chất béo, sử dụng các chất bơm kiểm soát bọt. Bổ sung các bể tiền xử lý.
- Nếu do các vi khuẩn váng bám tạo bọt thì khắc phục bằng cách tăng lưu lượng sục khí.
Xuất hiện những đám bọt lớn trên bề mặt bể hiếu khí
- Do bùn hoạt tính trẻ, lượng bùn ít. Thì nên khắc phục bằng cách tăng tuổi bùn, giảm cung cấp nước thải, sử dụng các chất bơm kiểm soát bọt.
- Do các chất tẩy rửa. Thì nên khắc phục bằng cách hạn chế các chất hoạt động bề mặt, sử dụng các chất bơm kiểm soát bọt.
Sự cố bọt màu trắng nổi bọt to có lẫn bùn màu nâu đen
- Nguyên nhân: Vi sinh vật bị chết, lượng vi sinh vật này tiết ra chất nhầy có mùi nồng, từ đó hình thành các bọt khí trên bề mặt, bùn vi sinh bị chết hoặc có hoạt tính yếu sẽ bám lên các bọt khí đó.
- Khắc phục:
- Tiến hành tắt sục khí để lắng khoảng 60 phút, tiến hành bơm nước thải trong bể hiếu khí ra vì trong nước thải có chứa các chất gây ức chế vi sinh vật.
- Tiếp theo, bơm nước thải vào đầy bể hiếu khí và tiến hành sục khí 30 phút và để lắng, tiếp tục bơm nước ra để pha loãng các chất gây ức chế.
- Sau đó cho nước thải vào đầy bể hiếu khí và tiến hành sục khí trong khoảng 2 giờ để vi sinh làm quen và tiến hành nạp thải hoạt động lại bình thường.
Mùi phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải
Khi hệ thống hoạt động ổn định thì sẽ không sinh mùi. Hệ thống phát sinh mùi khi lượng khí cung cấp để xáo trộn trong bể điều hòa quá ít làm xảy ra hiện tượng phân hủy kỵ khí. Bùn chết phân hủy ở bể lắng cũng phát sinh mùi hôi.
Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Hoạt Động Khi Không Có Nước Thải
Khi không có nước thải quần thể sinh vật trong hệ thống xử lý nước thải sẽ thiếu thức ăn và xảy ra hiện tượng phân hủy nội bào. Vi sinh vật chết sẽ nổi trên bề mặt bể sinh học và bể lắng dẫn đến mất hoạt tính và thất thoát vi sinh, ngoài ra còn làm gia tăng lượng cặn lơ lửng trong nước.
Khắc phục:
- Giảm lượng nước thải đầu vào từ 20 - 30% mức bình thường.
- Tích trữ nhiều nước thải trong bể điều hòa hoặc bể chứa.
- Giảm lượng oxy cung cấp xuống mức thấp (DO khoảng 1 - 2mg/l) để duy trì hệ vi sinh.
- Duy trì, bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết cho vi sinh.
- Loại bỏ lượng vi sinh chết trong hệ thống để tránh hiện tượng sinh khối phân hủy kỵ khí sinh ra các chất độc, gây ảnh hưởng cho hệ thống.
Sự Cố Với Thiết Bị - Máy Móc Trong Vận Hành Hệ Thống Xử Lý Nước Thải
Sự cố với máy bơm
Máy bơm hoạt động nhưng không lên nước, cần kiểm tra:
- Kiểm tra nguồn điện cung cấp có ổn định không, có đủ áp.
- Kiểm tra buồng bơm, cánh bơm có bị chèn vật nào vào không.
- Kiểm tra nếu lúc bơm có âm thanh lạ thì cần ngừng bơm ngay và tìm nguyên nhân để khắc phục.
- Nên trang bị hai máy bơm để tăng tuổi thọ cho thiết bị và dự phòng khi một máy bơm gặp sự cố hay cần bơm với lưu lượng lớn.
Sự cố khi thổi khí các bể xử lý nước thải
- Cần cung cấp đủ oxy cho hệ thống. Khi oxy cung cấp thiếu bùn hoạt tính sẽ trở nên sẫm màu, có mùi hôi và làm giảm chất lượng nước sau xử lý.
- Cần phải giảm ngay lưu lượng nước thải cấp vào hệ thống hoặc ngưng hẳn khi máy sục khí hỏng mà không có máy dự phòng.
- Cần kiểm tra lại hoạt động của máy thổi khí, đồng hồ áp, tình trạng đóng/ mở của các van khí, đường ống phân phối khí khi lượng oxy trong bể không đủ.
Sự cố máy khuấy chìm dưới đáy các bể xử lý nước thải
- Cần đảm bảo quá trình đảo trộn bùn hoạt tính trong bể thiếu khí. Để quá trình tiếp xúc với bùn và các chất ô nhiễm được diễn ra thuận lợi.
- Bùn sẽ lắng đọng, chuyển sang màu đen, có mùi hôi và giảm chất lượng nước sau xử lý.
Sự Cố Ở Bể Lắng Khi Vận Hành Hệ Thống Xử Lý Nước Thải
Lớp bùn bị chảy ra ngoài theo dòng thải
- Do chất hữu cơ quá tải khắc phục bằng cách giảm tải lượng hữu cơ.
- Do pH thấp khắc phục bằng cách thêm độ kiềm.
- Do sự tăng trưởng của vi khuẩn sợi khắc phục bằng cách thêm dinh dưỡng, dùng Clo hay H2O2 tạt lên lớp bùn nổi.
- Do thiếu hụt dinh dưỡng khắc phục bằng thêm dinh dưỡng.
- Do độc tính khắc phục bằng cách xác định nguồn, bổ sung tiền xử lý.
- Do sục khí quá nhiều khắc phục bằng cách giảm sục khí.
Một lượng lớn các hạt rắn nhỏ rời khỏi bể lắng
- Do bùn già khắc phục bằng cách giảm tuổi bùn, gia tăng dòng thải.
- Do sự xáo trộn quá mức khắc phục bằng cách giảm sự xáo trộn, kiểm soát lưu lượng thổi khí.
Một lượng lớn các bông bùn li ti cuốn trôi khỏi bể lắng
- Do tốc độ tăng trưởng của bùn khắc phục bằng cách tăng tuổi bùn
- Do bùn hoạt tính mới, yếu khắc phục bằng cách giảm nước thải.
Bùn lắng tốt, nhưng lại nổi lên bề mặt trong thời gian ngắn
Do sự khử nitrat hóa khắc phục bằng tăng tốc độ tuần hoàn, điều chỉnh thời gian lưu bùn để hạn chế sự khử nitrat.
>>>Xem thêm:
- Chi phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải hiện nay như thế nào?
- Nâng cấp cải tạo hệ thống xử lý nước thải nên chú ý điều gì?
- Quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải phổ biến hiện nay
Trên đây là một số sự cố về vận hành xử lý nước thải và cách khắc phục. Hy vọng với những thông tin hay và bổ ích này sẽ giúp quý khách hiểu hơn và có cách xử lý phù hợp khi hệ thống gặp sự cố. Và nếu có bất cứ thắc mắc nào về cách xử lý hệ thống khi gặp sự cố hãy liên hệ đến Gia Huỳnh theo Hotline 0977 153 639 hoặc Fanpage Gia Huỳnh Company để được tư vấn và hỗ trợ.
- TOP 9 LOÀI THỰC VẬT THỦY SINH LỌC NƯỚC PHỔ BIẾN HIỆN NAY (30.09.2024)
- ĐẶC TÍNH NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI HEO, PHƯƠNG ÁN VÀ MÔ HÌNH XỬ LÝ HIỆU QUẢ (10.09.2024)
- CÁC XU HƯỚNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRONG TƯƠNG LAI (05.09.2024)
- HỘ CHĂN NUÔI CÓ CẦN LÀM GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG KHÔNG? (29.08.2024)
- THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 2.9 (26.08.2024)
- CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG HIỆU SUẤT XỬ LÝ NƯỚC THẢI (22.08.2024)
- NGUYÊN NHÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ BÙN VI SINH KHÓ LẮNG (05.08.2024)
- QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI (29.07.2024)
- NGƯ DÂN TÍCH CỰC THAM GIA BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (25.07.2024)
- BỂ KHỬ TRÙNG TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI LÀ GÌ VÀ ƯU NHƯỢC ĐIỂM (22.07.2024)