hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tốt nhất hiện nay
Vấn đề xử lý nước thải sinh hoạt luôn là chủ đề được nhiều người quan tâm. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống và của chúng ta. Vì vậy, chúng ta cần có biện pháp xử lý hiện quả vấn đề trên. Ở bài viết này, GIA HUỲNH sẽ giới thiệu đến bạn các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt và dịch vụ thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tiết kiệm mà vô cùng hiệu quả. Cùng tìm hiểu nhé!
1. Xử lý nước thải sinh hoạt là gì?
Các công ty môi trường hay các công ty xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay xuất hiện rất nhiều bởi việc xử lý nước thải ngày càng quan trọng và cấp bách. Vậy tại sao cần xử lý nước thải sinh hoạt? Và hoạt động này là gì? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Xử lý nước thải sinh hoạt là xử lý nước thải đến từ việc sinh hoạt hằng ngày của người dân như: giặt giũ, nấu nước và vệ sinh. Tuy nhiên lượng nước thải này lại chứa hàm lượng chất hữu cơ cao. Vì vậy không không độc hại bằng những nước thải khác. Có rất nhiều nước thải do các tòa nhà cao ốc, khu dân cư thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm và mất mỹ quan đô thị. Vì trong nước thải lẫn cả chất thải có trong sinh hoạt nên cần được xử lý chúng trước khi đưa chúng ra môi trường.
2. Thành phần, tính chất của nước thải
Dựa vào các thông số có trong Quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT, doanh nghiệp sẽ biết được những chất độc hại nào cần phải loại bỏ khi sử dụng những hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt.
Có 2 loại nước thải ở khu dân cư:
- Một là nước thải nhiễm bẩn do sinh hoạt như: các chất tẩy rửa, dầu mỡ từ nhà bếp
- Nước thải do bài tiết của con người trong nhà vệ sinh.
Đặc tính của thành phần có trong nước thải đến từ các tòa nhà này chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy. Nên khi phân hủy các vi sinh vật cần 1 lượng lớn Oxi hòa tan trong nước nhằm chuyển hóa thành CO2, N2, CH4, H2O,… Chỉ số BOD5 thể hiện lượng chất hữu cơ có trong nước thải có khả năng bị phân hủy hiếu khí bởi vi sinh vật.
Chỉ số BOD5 biểu diễn lượng Oxi cần thiết phải tiêu thụ của vi sinh vật để phân hủy lượng chất hữu cơ trong nước thải. Chỉ số này càng cao thì chất hữu cơ có trong chất thải càng lớn. Dẫn đến Oxi hòa tan trong nước thải tiêu thụ nhiều hơn, nên mức độ ô nhiễm của nước thải càng cao
Có thể bạn chưa biết, Nước thải có đến 95% là nước, 5% còn lại là các chất thải. Chúng thường là các chất:
- BOD còn gọi là nhu cầu oxy sinh hóa.
- TDS hay gọi là tổng chất rắn hòa tan.
- TSS còn có tên gọi khác là tổng chất rắn lơ lửng.
- Mầm bệnh.
- Chất dinh dưỡng.
3. Những chỉ số ô nhiễm được loại bỏ sau khi nước thải sinh hoạt được xử lý
3.1. NHU CẦU OXY SINH HÓA (BOD)
BOD hay còn là nhu cầu Oxi hóa. Đây là lượng oxy hòa tan cần thiết, để các sinh vật hiếu khí phá vỡ chất hữu cơ thành các phân tử nhỏ. Nồng độ BOD cao thể hiện nồng độ các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học hơn.
BOD càng cao sẽ làm cạn kiệt lượng oxy cần thiết cho các sinh vật thủy sinh dẫn đến chết cá. Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt có mục đích làm giảm nồng độ BOD này ở mức cho phép.
3.2. NHU CẦU OXY HÓA HỌC (COD)
Nhu cầu oxy hóa học hay còn gọi là COD là chỉ số thể hiện lượng oxy cần thiết để phân hủy chất hữu cơ. Lượng COD càng cao chứng tỏ nước thải bị ô nhiễm nặng và khó xử lý.
Cùng với đó, nếu ô nhiễm quá lớn sẽ dẫn đến tình trạng phân hủy yếm khí. Điều này sẽ làm phát sinh ra các H2S, NH3 và CH4,… Làm cho nước có mùi thối và giảm lượng pH của môi trường.
3.3. LOẠI BỎ NITRAT VÀ PHOTPHAT
Một lượng lớn Nitrat và Photphat không được loại bỏ sẽ làm tăng BOD. Đây là nguyên nhân làm các thực vật phù du và tảo phát triển.
Tình trạng này gây ra tình trạng phú dưỡng làm chết các sinh vật. Bằng nhiều cách khác nhau chúng sẽ xâm nhập vào dòng nước thải. Trong đó, có chất thải của động vật, con người, thuốc trừ sâu,…
3.4. NGĂN CẢN VI KHUẨN, VIRUS, LOẠI BỎ CÁC MẦM BỆNH
Các vi khuẩn, vi rút có trong nước thải sinh hoạt là tác nhân gây nên những vấn đề về sức khỏe của con người. Vì vậy chúng cần được loại bỏ.
Những bệnh có thể lây lan như dịch tã, viêm gan A, kiết lỵ cho con người và động vật. Hoặc con người có thể bị lây từ mầm bệnh có trong động vật khi động vật bị nhiễm bệnh do nước thải sinh hoạt. Các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tốt, sẽ ngăn chặn được những mối nguy hại nói trên.
3.5. TỔNG CHẤT RẮN LƠ LỬNG
TSS hay còn gọi là tổng chất rắn lơ lửng có trong nước thải bao gồm vật liệu rắn hữu cơ và vô cơ lơ lửng. TSS sẽ làm giảm nồng độ oxy có trong môi trường nước. Chúng sẽ làm tắt nghẽn đường ống và gây ra mùi hôi.
3.6. LỌC BỎ CÁC HÓA CHẤT TỔNG HỢP
Các chất thải đưa ra môi trường đều gây hại cho các sinh vật sống và con người. Một số hóa chất được tìm thấy trong nước thải như là: diethylstilbestrol, Dioxin, thuốc trừ sâu, DDT và PCB. Nên cần hệ thống xử lý nước thải loại bỏ các chất này bởi các công ty xử lý nước thải sinh hoạt chuyên nghiệp. Ngoài ra hệ thống còn có thể loại bỏ các chỉ số ô nhiễm như pH, dầu mỡ,… Sau khi được xử lý nước thải sẽ không còn mùi hôi thối khi thải ra môi trường.
4. Tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
Để lựa chọn hệ thống xử lý nước thải tốt, ta sẽ lựa chọn dựa vào một số tiêu chí dưới đây.
- Thông số kỹ thuật thiết kế, lắp đặt phù hợp với đặc điểm nước thải đầu vào và nhu cầu xả thải.
- Kinh nghiệm và kiến thức mà đơn vị cung cấp dịch vụ mang lại. Vì công nghệ lắp đặt tiên tiến hay không, tiết kiệm được chi phí lắp đặt hay không sẽ phải phụ thuộc vào kinh nghiệm của đơn vị rất nhiều.
5. Các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tốt nhất hiện nay
5.1. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT AEROTANK
Vì mang lại hiệu quả cao nên công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt Aerotank được sử dụng nhiều nhất và lâu đời nhất. Bản chất nó là một quy trình xử lý hiếu khí nhân tạo. Các vi sinh vật hiếu khí sẽ sinh trưởng và phát triển nhờ vào các chất hữu cơ dễ phân hủy.
Khi các vi sinh vật hiếu khí tăng lên cao, nồng độ các chất ô nhiễm của nước thải sinh hoạt trong bể sẽ giảm đáng kể. Máy thổi khí và máy sục khí bề mặt sẽ làm tăng cường lượng không khí có trong bể.
Thuyết minh
- Sau khi nước thải sinh hoạt theo đường ống chảy vào hố thu có đặt song chắn rác. Với mục đích chắn rác có lẫn trong nước thải để bảo vệ hệ thống phía sau.
- Sau đó nước thải được dẫn qua bể điều hòa để điều hòa lưu lượng và nồng độ có trong nước thải. Trong bể có đặt hệ thống sục khí dưới đáy bể để tránh hiện tượng lắng cặn và phân hủy kị khí dưới đáy bể.
- Nước thải được dẫn qua bể Aerotank để vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải thành bùn cặn. Tiếp theo nước thải được đưa qua bể lắng sinh học để lắng cặn có trong nước. Bùn lắng được tuần hoàn lại bể Aerotank để nuôi vi sinh vật.
- Nước thải được bơm qua bể lọc áp lực để lọc cặn còn sót lại trong nước thải. Và được đưa qua bể chứa để châm hóa chất khử trùng diệt các vi khuẩn, virut còn sót lại trong nước.
5.2. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT BẰNG UASB
Đây là công nghệ xử lý nước thải dựa vào quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí. Nước thải sẽ được phân phối từ dưới lên, thông qua một lớp bùn kỵ khí. Sau đó, các vi sinh vật sẽ phân hủy chất hữu cơ. Cho nên, công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng UASB có mang lại hiệu quả hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều bới tầng vi sinh ở lớp bùn kỵ khí này. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải này cần có công ty môi trường chuyên nghiệp.
5.3. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG MBBR
Quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp MBBR khi vi sinh hiếu khí kết hợp với các giá thể đặt chìm trong bể sinh học hiếu khí. Các vi sinh vật bám trên bề mặt các giá thể và tạo thành lớp bùn vi sinh. Chủng vi sinh vật kỵ khí phát triển và xử lý các hợp chất hữu cơ cao phân tử tại lớp trong cùng của bể mặt giá thể. Chủng vi sinh hiếu khí phát triển mạnh sẽ khử Nitrat thành N2 thoát ra khỏi môi trường nước thải tại lớp gần ngoài cùng.
5.4. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT – AAO
Công nghệ xử lý AAO dần được hoàn thiện, có khả năng xử lý triệt để hàm lượng các chất dinh dưỡng (Nito, photpho) cao và hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp ứng dụng trong:
- Xử lý nước thải thủy sản.
- Xử lý nước thải bệnh viện.
- Xử lý nước thải sinh hoạt.
- Xử lý nước thải thực phẩm.
5.5. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG SBR
Đây là phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ phản ứng sinh học theo mẻ. Với 5 pha bao gồm:
- Làm đầy.
- Sục khí.
- Lắng
- Rút nước.
- Nghỉ.
- Bể SBR hoạt động theo một chu kỳ tuần hoàn. Sau mỗi bước luân phiên sẽ được chọn lựa kỹ lưỡng dựa trên hiểu biết chuyên môn về các phản ứng sinh học.
5.6. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI MBR
Công nghệ MBR được hiểu là một bể lọc màng sinh học. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ này sử dụng 1 màng lọc có kích thước lỗ màng <0.2 µm và đặt trong một bể sinh học hiếu khí. Quá trình xử lý nước thải diễn ra trong bể lọc màng sinh học tương tự như trong bể sinh học hiếu khí. Màng lọc với kích thước rất nhỏ sẽ giữ lại các phân tử bùn vi sinh và các vi sinh vật gây bệnh ra khỏi dòng nước thải.
5.7. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TĂNG TRƯỞNG DÍNH BÁM
Do có nhiều ưu điểm vượt trội về hiệu quả xử lý cũng như giảm chi phí đầu tư & vận hành nền hiện nay, các công ty xử lý nước thải sử dụng công nghệ sinh học tăng trưởng dính bám ngày càng nhiều.
Về nguyên lý hoạt động, công nghệ này tương tự như vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng. Chúng chỉ khác là vi sinh vật phát triển dính bám trên vật liệu tiếp xúc đặt trong bể.
5.8. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG CÔNG NGHỆ LỌC SINH HỌC
Cơ chế xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là vi sinh vật có trong nước thải sinh hoạt sẽ sử dụng các hợp chất hữu cơ, chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo ra năng lượng. Mục đích của phương pháp này là khử các chất hữu cơ BOD, COD… về nồng độ cho phép, ở mức không gây hại môi trường.
Là một công ty chuyên xử lý nước thải tại Phú Yên cũng như các khu vực trên cả nước trong nhiều năm qua, công ty Môi trường Gia Huỳnh chính là nơi mà bạn có thể yên tâm sử dụng bởi chúng tôi đã thực hiện tư vấn, thiết kế, thi công và vận hành hệ thống xử lý nước thải cho nhiều đơn vị trên cả nước. Đội ngũ Gia Huỳnh đã được đào tạo chuyên môn trong việc xử lý các vấn đề xử lý nước thải. Mỗi một dự án mà Gia Huỳnh làm luôn cam kết chất lượng nước đầu ra theo tiêu chuẩn.
- QUY TRÌNH NUÔI CẤY VI SINH XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI PHÚ YÊN (04.10.2022)
- DỊCH VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI PHÚ YÊN (30.09.2022)
- NHỮNG CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA MẬT RỈ ĐƯỜNG (25.08.2022)
- Đà Nẵng: Hơn 34,6 tỷ đồng triển khai dự án kinh tế tuần hoàn bền vững cho rác thải nhựa (07.07.2022)
- BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LUẬT BVMT NĂM 2022 (27.05.2022)
- GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG NĂM 2022 (27.05.2022)
- ĐĂNG KÝ MÔI TRƯỜNG THEO LUẬT BVMT 2022 (27.05.2022)
- Tác động của ô nhiễm môi trường đối với đa dạng sinh học và sức khỏe con người (22.03.2022)
- Thủ tướng chỉ thị cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn (04.12.2020)
- 7 tuyệt chiêu cọ sạch bóng xoong, nồi bị cháy (04.12.2020)