Top 9 Loài Thực Vật Thủy Sinh Lọc Nước Phổ Biến Hiện Nay
Bạn có biết rằng thực vật thủy sinh cũng có thể cải thiện chất lượng nước thải không? Thực vật thủy sinh lọc nước là những loài cây có khả năng lọc nước bằng cách hấp thụ các chất dinh dưỡng và hóa chất có hại từ nước. Chúng cũng giúp cung cấp oxy cho nước và tạo môi trường sống cho các sinh vật có lợi.
Thực vật thủy sinh lọc nước là gì?
Thực vật thủy sinh lọc nước là những loài thực vật có khả năng hấp thụ và loại bỏ các chất ô nhiễm, cặn bẩn, và chất dinh dưỡng dư thừa trong nước. Chúng hoạt động như những “nhà máy xử lý” tự nhiên, giúp cải thiện chất lượng nước và duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái.
Trước hết, cây thủy sinh có khả năng hấp thu và chuyển hóa các chất thải từ cá, như amoniac, nitrat và photphat. Điều này ngăn chặn tình trạng ô nhiễm, phú dưỡng và sự phát triển của tảo, giúp duy trì chất lượng nước luôn sạch sẽ.
Hệ thống rễ phát triển mạnh của cây còn hoạt động như một bộ lọc, giữ lại các hạt cặn bẩn và các chất lơ lửng khác. Đồng thời, quá trình quang hợp của chúng thải ra oxy, cải thiện đáng kể điều kiện sống cho cá và các sinh vật thủy sinh.
Đặc biệt, thực vật thủy sinh lọc nước đóng vai trò quan trọng trong chu trình cacbon. Chúng hấp thu và lưu trữ cacbon, góp phần giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính – không chỉ tốt cho hệ sinh thái nội hồ, mà còn có ý nghĩa bảo vệ môi trường toàn cục.
Top 9 loài thủy sinh lọc nước phổ biến nhất hiện nay
Các loài thực vật thủy sinh không chỉ làm đẹp cho môi trường sống dưới nước mà còn có khả năng lọc và làm sạch nước hiệu quả. Dưới đây là 8 loài thực vật thủy sinh lọc nước phổ biến nhất hiện nay được sử dụng trong việc xử lý nước:
Thực vật thủy sinh lọc nước phổ biến hiện nay – cây bèo tây
Cây bèo tây có tên tiếng Anh là Water Hyacinth – Eichhornia crassipes, là một loài thực vật thủy sinh lọc nước, thân thảo, sống nổi trên mặt nước hoặc trong những khu vực ẩm ướt.
Về hình thái, cây bèo tây có chiều cao khoảng 30cm, với lá mọc xum xuê. Lá của bèo có màu xanh lục, hình tròn và bề mặt nhẵn bóng. Đáng chú ý, gân lá của bèo tây có dạng cung dài và hẹp. Cuống lá nở phình ra như những cái bong bóng xốp, màu trắng, giúp cây nổi trên mặt nước.
Nổi tiếng với khả năng lọc chất hữu cơ, nitrat và phốt phát, Bèo Tây được sử dụng rộng rãi trong hồ cá và ao hồ nhân tạo để giữ nước trong sạch. Ngoài ra bèo tây còn được đánh giá là có khả năng xử lý được nguồn nước thải có nồng độ BOD và COD thấp, ít độc tố.
Cây bèo cái
Bèo cái có tên khoa học là Pistia stratiotes L., thuộc họ Araceae (Ráy). Bèo cái là loài thực vật thủy sinh sống trên bề mặt nước. Đây là một loài cây thảo, mọc nổi trên mặt nước, có bồ không có thân. Rễ chùm chìm ngập trong nước.
Giống như bèo tây, bộ rễ của bèo cái phát triển rất tốt, là nơi trú ngụ của các loài cá nhỏ và các vi sinh vật trong nước. Bèo cái có khả năng phát triển dày đặc trên mặt nước, tạo thành những tấm phủ xanh mát mắt. Những tấm phủ này cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho các loài cá, giúp chúng tránh được những kẻ săn mồi và các tác động bất lợi từ môi trường. Đây là một trong những lý do chính khiến bèo cái được ưa chuộng sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.
Đặc biệt hơn, bèo cái còn cạnh tranh giành dinh dưỡng với tảo, vốn là một trong những “tác nhân gây hại” chính trong hệ sinh thái hồ cá. Sự cạnh tranh này ngăn chặn sự bùng nổ quá mức của tảo, giúp duy trì sự cân bằng sinh học và chất lượng nước tốt hơn.
Thực vật thủy sinh lọc nước Dương Xỉ
Dương xỉ là một loài thực vật thủy sinh lọc nước không hoa, không hạt, phổ biến trong khu vực Châu Á. Thân rễ của chúng mọc lan tỏa dưới lòng đất hoặc bò lan trên mặt đất, với đường kính từ 8-15mm.
Điểm đặc trưng của dương xỉ là cấu trúc lá kép, tổ chức thành từng cụm. Chiều dài của lá dao động trong khoảng 30-130cm, còn chiều rộng từ 10-50cm. Hình dáng của chúng giống như chiếc lược, với đầu nhọn dần. Màu sắc tươi mát của lá là màu xanh lục, viền lá thường đặc trưng bởi những đường gân mịn màng, không gợn sóng.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ vào năm 2004, một loài dương xỉ có tên khoa học Pteris vittata được phát hiện có khả năng loại bỏ chất độc thạch tín (asen) hiệu quả trong nước. Điều đáng ngạc nhiên là trong vòng 24 giờ, loài dương xỉ này có thể hút thu gần như hoàn toàn lượng asen có trong nguồn nước, làm giảm nồng độ chất độc này gần bằng 100 lần.
Cây thủy trúc
Cây thủy trúc, hay còn gọi là cây lác, thuộc họ Cyperaceae, xuất xứ từ Madagascar, châu Phi. Loài cây thân thảo này mọc thành từng bụi, sống lâu năm và cao khoảng 0,5-1,5 mét. Một đặc điểm nổi bật của loại thực vật thủy sinh lọc nước là hệ rễ chùm chắc khỏe, giúp cây bám chặt vào đất. Thủy trúc được xem như một giải pháp môi trường hữu ích trong việc xử lý nguồn nước thải nguy hại cho con người.
Nhờ khả năng sinh trưởng theo khóm và bộ rễ dày đặc trong môi trường thủy sinh, thủy trúc có thể hút đi các sinh vật độc hại, loại bỏ mùi hôi, góp phần làm sạch dòng nước hiệu quả. Hơn nữa, môi trường sống của thủy trúc còn tạo điều kiện lý tưởng cho các loài tảo và vi sinh vật phát triển, làm phong phú thêm hệ sinh thái thủy sinh. Với những ưu điểm đáng kể, thủy trúc đang dần trở thành lựa chọn xanh, thân thiện với môi trường trong việc xử lý nguồn nước thải nguy hại.
Cây ngổ trâu
Rau ngổ, hay còn gọi với những cái tên quen thuộc khác như ngổ trâu, ngổ thơm, cúc nước, là một loài thực vật thân thảo mềm, xốp, giàu nước. Cây có nhiều nhánh nhỏ và lá hình răng cưa, thường mọc phổ biến ở các vùng ao, hồ. Tên khoa học của loài cây này là Enydra fluctuans lour.
Với cấu trúc thân mềm mại, chứa nhiều nước bên trong, rau ngổ khá dễ nhận biết so với các loại thực vật thủy sinh lọc nước khác. Lá của chúng mọc thưa thớt trên các nhánh nhỏ, hình dạng giống như răng cưa. Môi trường sống chủ yếu của rau ngổ là ao, hồ, nơi có nguồn nước dồi dào và đủ ánh sáng mặt trời để cây phát triển.
Theo một vài nghiên cứu cho thấy, rau ngổ có khả năng thích ứng tốt với môi trường nước thải, ngổ trâu có khả năng làm giảm độ đục của nước, giảm nồng độ BOD, COD và photphat. Các kim loại nặng có xu hướng tích tụ ở rễ nhiều hơn thân, lá.
Cây rau muống – thực vật thủy sinh lọc nước
Rau muống, có tên khoa học là Ipomoea aquatica, là một loài thực vật nhiệt đới bán thủy sinh thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae). Được biết đến là một loại rau ăn lá phổ biến, rau muốn còn là một loại thực vật thủy sinh lọc nước nhờ đặc tính làm sạch nước thải.
Trong số các loài cây cỏ có tính năng xử lý nước, rau muống được đánh giá là một giống bản địa phát triển rất nhanh nhưng dễ kiểm soát, bởi hạt của nó không thể tự nảy mầm trong nước. Điều này mang lại ưu điểm khi ứng dụng rau muống vào việc làm sạch nguồn nước thải – không cần lo lắng về việc cây phát triển quá mức và trở thành gánh nặng.
Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Agricultural Water Management số 95 (năm 2008) đã chỉ ra rằng hàm lượng kim loại nặng chủ yếu tập trung trong bùn rễ và lắng xuống đáy nước, trong khi sản phẩm rau muống vẫn đảm bảo mức độ an toàn thực phẩm theo các tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Lương nông Liên hợp quốc (FAO). Điều này càng khẳng định tiềm năng của rau muống trong việc xử lý nước thải một cách hiệu quả và an toàn.
Cây cải xoong
Cải xoong, còn được gọi là cải xà lách xoong hay xà lách xoong, là một loại rau có nguồn gốc từ châu Âu và Trung Á. Loại rau này được biết đến với khả năng sinh trưởng nhanh và ưa thích môi trường nước ngọt.
Không chỉ là một loại rau giàu dinh dưỡng cải xoong còn là một loài thực vật thủy sinh lọc nước. Chúng có khả năng tích lũy và hấp thụ kim loại nặng trong nước, hạn chế tác hại của thuốc trừ sâu và phân bón nông nghiệp lên đất.
Cây sậy nước
Lau Sậy là một loài cây thân thảo sống lâu năm, phát triển với rễ dài và mạnh mẽ. Thân cây thẳng đứng, cao từ 2 đến 4 mét, có đường kính khoảng 1,5 đến 2 centimet, thường mọc thành các cụm lớn hoặc đồng. Loài cây này thường mọc tự nhiên ở những vùng ẩm ướt, đầm lầy và ven sông.
Ứng dụng công nghệ xử lý nước thải bằng cây lau sậy đã cho thấy kết quả tích cực. Loại thực vật thủy sinh lọc nước này có khả năng loại bỏ một phần lớn chất dinh dưỡng từ dòng nước thải, bao gồm các hợp chất của phospho, nitơ, sulfur và các chất khác.
Quá trình nitrat hóa và phản nitrat hoá diễn ra đồng thời, giúp loại bỏ amoniac và nitrat khỏi nước thải. Rễ cây cũng hấp thụ từ 40 đến 80% các kim loại như sắt, mangan, kẽm, crôm, chì… từ nước, tùy thuộc vào loại kim loại. Ngoài ra, các tác nhân gây bệnh cũng được loại bỏ một cách hiệu quả từ dòng nước thải.
Cỏ vetiver
Cỏ Vetiver, hay còn được gọi là cỏ hương bài, là một loại cây có nguồn gốc từ Ấn Độ và hiện nay được trồng rộng rãi tại Việt Nam, đặc biệt là ở Thái Bình để sản xuất dầu thơm. Đây cũng là một loại thực vật thủy sinh lọc nước khá phổ biến.
Loại cỏ này có khả năng xử lý nhiều loại nước thải khác nhau, từ nước thải thủy sản đến nước thải từ nhà máy sản xuất. Cỏ Vetiver có khả năng hấp thụ lượng lớn các chất như Nitơ và Photpho, cũng như giải độc cho nước có chứa thuốc trừ sâu hoặc thuốc bảo vệ thực vật.Không chỉ vậy, cỏ Vetiver còn có khả năng hấp thụ kim loại nặng và phân hủy các hợp chất hữu cơ liên quan đến thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ.
Tuy rằng việc sử dụng các loài thực vật thủy sinh lọc nước là giải pháp xanh, thân thiện với môi trường, nhưng đối với các nguồn nước thải lớn và nồng độ ô nhiễm cao, thì các cây thủy sinh khó có thể xử lý triệt để được các tác nhân ô nhiễm. Do đó, việc lắp đặt hệ thống xử lý nước thải là điều cần thiết
Envico là đơn vị tư vấn thiết, thi công, lắp đặt, vận hành hệ thống xử lý uy tín và giàu kinh nghiệm. Là đối tác của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn, chúng tôi luôn tự tin về chất lượng sản phẩm của mình, luôn làm tốt hơn mọi kỳ vọng và cam kết. Nếu bạn đang gặp vấn đề trong việc xử lý nước thải nói riêng và môi trường nói chung, hãy gọi ngay cho Môi trường Gia Huỳnh để được tư vấn MIỄN PHÍ.
- 7 tuyệt chiêu cọ sạch bóng xoong, nồi bị cháy (04.12.2020)
- Những dụng cụ hóa chất tẩy rửa cần thiết cho nhà vệ sinh (04.12.2020)
- Làm gì để nâng cao chất lượng dịch vụ vệ sinh tại Phú yên (03.12.2020)